Khi đang uống thuốc hãy tránh xa những thực phẩm này kẻo 'rước họa vào thân'
- 15:16 21-09-2022
- In ra
- Đóng cửa sổ này
|
Nước cam
Nước cam có chứa nhiều axit nên không nên kết hợp với thuốc chống axit có chứa nhôm. Theo các bác sĩ thì nước cam cũng chống chỉ định khi dùng chung với các loại thuốc kháng sinh vì các kháng sinh kém bền vững ở môi trường axit.
Chocolate
Chocolate là món ăn mà nhiều người rất thích, tuy nhiên trong trường hợp bạn đang điều trị bệnh trầm cảm bằng loại thuốc IMAO thì tạm dừng món ăn này. Bởi một lượng đáng kể chất cafein có trong chocolate sẽ làm tăng tác dụng của Ritalin(methylphenidate) và giảm tác dụng của Ambien (zopidem), có nghĩa là bạn không những không khỏi bệnh mà có khi bệnh còn trầm trọng hơn.
Chuối
Chuối có chứa hàm lượng kali cao nên không được phép dùng chung với thuốc lợi tiểu. Rất đơn giản, nếu dùng chung 2 loại này sẽ làm tăng sự tích lũy kali trong cơ thể gây biến chứng về tim mạch và huyết áp.
Sữa
Sữa không phải là loại chất lỏng được chỉ định để uống kèm với thuốc vì nó ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ chất sắt của cơ thể. Yếu tố canxi trong sữa được cho là có thể cản trở tính hiệu quả của thuốc điều trị các bệnh tuyến giáp. Vì vậy, tốt nhất là bạn nên đợi ít nhất 4 giờ sau khi uống thuốc rồi mới dùng đồ uống giàu canxi
Trong thời gian uống thuốc kháng sinh, cần tạm kiêng hoặc hạn chế tối đa thói quen sử dụng sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa (phô mai, sữa chua…). Bởi vì, canxi trong sữa phản ứng với thuốc kháng sinh, tạo ra muối canxi không tan trong nước.
Hệ quả: thuốc chỉ được hấp thụ một phần qua hệ tiêu hóa hoặc hoàn toàn bị đào thải và hiệu quả bị suy giảm đáng kể, hoặc thậm chí không có.
Nước nóng
Enzyme là thành phần trợ giúp multienzyme tiêu hóa hiệu quả hơn nhưng khi gặp nước nóng sẽ làm biến đổi nước và gây mất tác dụng trợ giúp tiêu hóa. Tốt nhất nên sử dụng loại thuốc này với nước nguội.
Rau có lá màu xanh sẫm
Loại vitamin K có trong rau có lá màu xanh sẫm như bông cải xanh, bina hay còn gọi là cải bó xôi có thể gây nên những tác dụng phụ với thuốc điều trị chống đông đặc máu.
Các chuyên gia khuyến cáo không nên sử dụng viên canxi trong vòng 2 tiếng trước và sau khi ăn rau các loại rau có lá màu xanh sẫm.
Bưởi
Bưởi có chứa nhiều vitamin và khoáng chất rất có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên nếu vô tình kết hợp bưởi hoặc nước bưởi cùng với thuốc thì sẽ dẫn đến tình trạng tương tác thuốc, làm giảm hiệu quả của thuốc thậm chí còn gây tác dụng phụ.
Hầu hết các thuốc có tương tác với bưởi, nước ép bưởi làm tăng sự hấp thu thuốc vào máu, có thể gây nguy hiểm. Khi bạn uống nhiều nước ép bưởi trong khi dùng một số loại thuốc statin để giảm cholesterol, quá nhiều thuốc có thể ở lại trong cơ thể của bạn, làm tăng nguy cơ tổn thương gan và suy nhược cơ bắp, có thể dẫn đến suy thận.
Uống nước ép bưởi vài giờ trước hoặc vài giờ sau khi bạn uống thuốc có thể vẫn còn nguy hiểm, vì vậy tốt nhất là tránh hoặc hạn chế dùng nước ép bưởi, bưởi tươi khi dùng các loại thuốc.
Nhân sâm
Nhân sâm có thể gây nên tăng huyết áp vì thế nó rất nguy hiểm với bệnh nhân tăng huyết áp hoặc với thai phụ nếu dùng sai cách. Ngoài ra, nhân sâm còn làm chảy máu khi dùng thuốc aspirin, thuốc chống viêm giảm đau không steroid (NSAID) như ibuprofen, naproxen và ketoprofen.
Cà phê
Là loại đồ uống có chứa nhiều caphein có thể tương tác với hen suyễn rất nguy hiểm. Đặc biệt cà phê nếu phải “chung sống” với viên sắt sẽ làm giảm khả năng hấp thụ sắt một cách nghiêm trọng. Do đó, cần phải tránh dùng mọi thức ăn, đồ uống như cà phê, nước giải khát có chứa caffeine trong suốt thời gian dùng thuốc kháng sinh.
Trà xanh
Bình thường trà xanh là loại đồ uống thanh lọc rất có lợi cho sức khỏe nhưng với thuốc chống ung thư có tên bortezomib – có khả năng “đánh bại” với những tế bào ung thư thì trà xanh lại là thức uống khắc tinh của thuốc.
Nước trà xanh lại có thể giữ các tế bào ung thư ở lại và phát triển mạnh mẽ hơn trong cơ thể. Hãy nhớ rằng trà xanh có thể giúp bạn chống lại ung thư nhưng lại “phản bội” bạn trong quá trình điều trị ung thư bằng thuốc.
Tỏi
Là loại gia vị làm dậy mùi món ăn nhưng khi kết hợp với thuốc trị tiểu đường có thể gây giảm đường huyết trong máu đột ngột.
Tôm
Không nên ăn tôm trước và sau 2 giờ uống vitamin C. Vì, chất hóa học đồng có trong tôm sẽ oxy hóa vitamin C và làm mất tác dụng của vitamin, thậm chí có thể gây nguy hiểm.
|
Một số cặp thuốc và thực phẩm ‘đại kỵ’
Tỏi và thuốc trị tiểu đường
Tỏi là loại gia vị làm dậy mùi món ăn nhưng khi kết hợp với thuốc trị tiểu đường có thể gây giảm đường huyết trong máu đột ngột.
Tôm và vitamin
Không nên ăn tôm trước và sau 2 giờ uống vitamin C. Vì chất hóa học đồng có trong tôm sẽ oxy hóa vitamin C và làm mất tác dụng của vitamin, thậm chí có thể gây nguy hiểm.
Thuốc đau đầu và đồ uống có chứa cồn
Về bản chất tất cả các loại đồ uống có cồn là không tốt, nhưng đặc biệt nếu chúng ta sử dụng chúng cùng với thuốc thì còn cực kì nguy hiểm hơn. Với những người đang dùng thuốc điều trị đau đầu, các bệnh tâm lý thì việc kết hợp đó sẽ khiến gây nên sẽ cảm giác buồn ngủ, người lừ đừ, mệt mỏi, không thể tập trung cho công việc và học tập mỗi ngày.
Nước ép trái cây và những loại thuốc chống dị ứng
Những loại nước ép trái cây như: táo, cam, bưởi… nên uống cách thời điểm uống thuốc chống dị ứng ít nhất 4 giờ. Trong cơ chế tác động, các loại nước ép này ức chế peptide vốn vận chuyển thuốc từ đường ruột vào máu. Sự kết hợp của các loại nước quả này với thuốc chống dị ứng khiến hiệu quả của thuốc trong việc ngăn chặn hắt hơi, sổ mũi giảm tới 70%.
Thuốc ho tránh các loại quả họ cam, quýt
Chanh, bưởi, cam, quýt, quất không nên ăn khi đang dùng thuốc ho. Bởi lẽ chúng có thể chặn một enzyme vốn có khả năng phá vỡ statins và các loại thuốc khác, bao gồm dextromethorphan chữa ho, khiến sau khi sử dụng thuốc sẽ tích tụ trong máu của bạn, làm tăng nguy cơ bị phản ứng phụ.
Kết hợp dextromethorphan với các loại quả họ cam quýt sẽ khiến bạn bị ảo giác và buồn ngủ; còn với statin, bạn có thể bị tổn thương cơ nghiêm trọng. Ảnh hưởng của các loại quả họ cam, quýt với thuốc có thể kéo dài trong một ngày hoặc lâu hơn, vì vậy tốt nhất không ăn các loại trái cây này khi đang sử dụng statins hay dextromethorphan.
Tác giả: Thanh Huyền (Tổng hợp)
Nguồn tin: Báo Tiền Phong