Vụ 100 container hạt điều: Doanh nghiệp quá chủ quan, tin vào môi giới
- 07:05 24-08-2022
- In ra
- Đóng cửa sổ này
|
Chiều ngày 23/8, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức hội thảo “Phòng ngừa tranh chấp, lừa đảo trong thương mại quốc tế."
Ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng thư ký - Trưởng ban pháp chế Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phát biểu khai mạc hội thảo:"Việt Nam hiện có một nền kinh tế mở so với thời gian trước đây, tổng kinh ngạch xuất nhập khẩu hơn 200% GDP, hàng hóa xuất khẩu đã có mặt trên 200 quốc gia trên toàn thế giới."
"Thách thức lớn nhất là chưa có kinh nghiệm phòng ngừa và đối phó với hòa giải tranh chấp, bên cạnh đó là lựa chọn phương thức thanh toán chưa phù hợp, khả năng thương lượng. Một số doanh nghiệp làm ăn chộp giật chỉ thấy lợi ích trước mắt. Do đó các doanh nghiệp cần có thói quen những dịch vụ pháp lý, cần tìm đến chuyên gia pháp lý, luật sư, an toàn, tin cậy." ông Đậu Anh Tuấn nhận định.
Thực trạng tranh chấp, lừa đảo trong thương mại quốc tế
Đại diện ban pháp chế, ông Nguyễn Minh Đức cho biết: "Theo Hiệp hội chuyên gia chống lừa đảo toàn cầu, các doanh nghiệp toàn cầu thiệt hại khoảng 5% doanh thu mỗi năm vì lừa đảo, giá trị trung bình của một vụ lừa đảo là 1,7 triệu USD, giá trị trung vị là 117 nghìn USD."
Lừa đảo được phân thành 3 loại, từ bên ngoài: 43%; từ nội bộ: 31%; thông đồng giữa trong và ngoài: 26%. Bên cạnh đó, hành vi gặp thường thấy nhất theo khảo sát của Pwc 2022 là bị lừa bởi hacker tấn công, thông tin tài chính, bị lừa bởi khách hàng, lừa đảo từ nhà cung cấp,…
Về phía các doanh nghiệp Việt Nam, đã tham gia một cuộc khảo sát của PwC, kết quả cho biết 52% doanh nghiệp tham gia khảo sát đã trải nghiệm lừa dảo hoặc tội phạm kinh tế khác trong 2 năm trước thười điểm khảo sát. Tỷ lệ này cao hơn mức 46% của khu vực Châu Á Thái Bình Dương và mức 49% của toàn cầu.
Ngoài ra ông Nguyễn Minh Đức có đề cập về việc ít doanh nghiệp Việt Nam muốn báo cáo cho cơ quan nhà nước biết về vấn đề của doanh nghiệp vì nhiều lý do, trong đó có lo ngại rằng thông tin về doanh nghiệp bị lộ ra công chúng.
Toàn cảnh hội thảo phòng ngừa tranh chấp, lừa đảo trong thương mại quốc tế |
Bài học rút ra sau vụ container hạt điều
Qua vụ việc lừa đảo các container hạt điều, ông Bạch Khánh Nhựt, Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) đề cập đến những nguyên nhân mà các doanh nghiệp bị lừa đảo: “Doanh nghiệp đã quá tin tưởng vào công ty môi giới không kiểm tra thông tin đối tác do trong thời gian dịch bệnh khó khăn các doanh nghiệp mong muốn bán được những lô hàng lớn nên đã vội vàng mà không kiểm tra thông tin kĩ càng”.
Từ đó, rút ra những bài học, vai trò của môi giới là quan trọng nhưng cần, tìm hiểu về thị trường bán.
Điển hình như vụ container hạt điều vừa qua, tỉ lệ tiêu thụ hạt điều tại thị trường Ý thấp, thị trường tiêu tụ ít nhưng lại mua một số lượng lớn, cần phải có sự nghi ngờ và kiểm tra chặt chẽ. Do đó cần cảnh giác với các dấu hiệu từ đối tác dùng nhiều hành vi tinh vi. Nên dùng những biện pháp thanh toán an toàn, khi gặp phải lừa đảo cần nhanh chóng báo cáo các hiệp hội hành nghề, nên trao đổi thông tin với đồng nghiệp để phòng tránh, từ đó cần chủ động và nỗ lực giải quyết.
Đại diện Vietcombank đưa ra những phương thức thanh toán và chỉ ra đặc điểm cụ thể để các doanh nghiệp dễ dàng lựa chọn: “Không có phương thức thanh toán nào an toàn, hiện tại chuyển tiền là phương thức phổ biến nhất, được ứng dụng trong các trường hợp rủi ro thấp. Đối với giao dịch nguồn thu thì chỉ sử dụng với những đối tác thân thiết, truyền thống. Không dùng giao dịch nguồn thu với các giao dịch mới. Với giao dịch ELC thì thông thường chúng tôi sẽ kiến nghị với khách hàng về những giao dịch có trị giá lớn, trong đó ngân hàng chia sẻ rủi ro với doanh nghiệp, đồng hành cùng doanh nghiệp,…
Lời khuyên dành cho doanh nghiệp
Chia sẻ tại buổi hội thảo, ông Ngô Khắc Lễ, Trọng tài viên trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, Phó Tổng thư kí hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam đề xuất một số cách phòng tránh để hạn chế thiệt hại, phòng tránh rủi ro được liệt kê như sau: Cần chọn phương pháp thanh toán hợp lý và phù hợp, nên chỉ định ngân hàng quốc tế có uy tín tại nước nhập khẩu để thu tiền, ký hậu vận đơn, giao bộ chứng từ; cần hiểu rõ địa vị pháp lý về người môi giới nên có đặt cọc một số tiền nhỏ để giảm thiệt hại khi người mua không nhận hàng; không cho người mua biết tên hãng chuyển phát bộ chứng từ; cẩn thận với những doanh nghiệp đối tác mới giao dịch lần đầu; kiểm tra thông tin số điện thoại, email, tên nhân viên của công ty; nên thuê tư vấn dự thảo hợp đồng.
Ngoài ra, ông khuyên doanh nghiệp nên cho nhân viên tham gia các lớp học chuyên môn; cố gắng kiểm soát “lòng tham” trong kinh doanh; dùng trọng tài giải quyết tranh chấp thay cho tòa án như các doanh nghiệp; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan đại diện Việt Nam; sau khi bị lừa đảo nên thông báo cho bạn hàng, hiệp hội mà mình tham gia để phòng tránh.
Tác giả: Vi Sa
Nguồn tin: nguoiduatin.vn