Nghệ An 24h

http://nghean24h.vn


Hơn 310 tỷ đồng ủng hộ giúp đỡ các xã nghèo vùng miền Tây Nghệ An giai đoạn 2012 -2022

Sáng 22/6, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm công tác vận động ủng hộ giúp đỡ các xã nghèo vùng miền Tây Nghệ An giai đoạn 2012 - 2022. Các đồng chí: Bùi Đình Long – Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Đoàn Hồng Vũ – Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì hội nghị.

 Quang cảnh hội nghị

Qua 10 năm thực hiện Chương trình vận động ủng hộ giúp đỡ các xã nghèo miền Tây Nghệ An, có thể khẳng định rằng, công tác vận động ủng hộ, giúp đỡ các xã nghèo miền Tây là một chủ trương đầy tính nhân văn, đem lại hiệu quả thiết thực cho người nghèo, xã nghèo miền Tây của tỉnh. Chương trình được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự chung tay của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm nên đã tạo sự chuyển biến tích cực về củng cố hệ thống chính trị tại cơ sở, xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện đời sống, tăng thu nhập của người dân nghèo, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, bộ mặt nông thôn và miền núi có nhiều khởi sắc; kinh tế - xã hội phát triển, an sinh xã hội cơ bản được đảm bảo, ổn định an ninh biên giới và góp phần thúc đẩy việc thực hiện có kết quả mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Qua đó, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo các huyện miền tây từ 24,04% đầu năm 2016 xuống còn gần 8,18% cuối năm 2021 (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020); các huyện nghèo 30a giảm bình quân 5,97%/năm.

Các thành viên Ban chỉ đạo, các sở, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị, tổ chức hoạt động tích cực, hiệu quả, không những giúp đỡ các xã được phân công còn tranh thủ huy động nguồn lực, lồng ghép các chương trình để giúp đỡ các xã khác một cách hiệu quả, thiết thực góp phần phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn, nhất là vùng miền Tây của tỉnh. Một số huyện, xã được hỗ trợ giúp đỡ đã tích cực phối hợp với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và tiếp nhận, chỉ đạo các xã, xóm, bản tổ chức quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn lực được giúp đỡ.

Nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân từng bước được nâng lên, tích cực hưởng ứng, tham gia ủng hộ, giúp đỡ người nghèo, xã nghèo. Các hộ nghèo chăm lo hơn đến xây dựng phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo vì vậy tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn các xã giảm nhanh, các xã đạt được nhiều tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới (đến nay đã có 32 xã đạt chuẩn nông thôn mới và được công nhận là xã khu vực I có bước đầu phát triển).

Từ năm 2012 - 2022, các cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm đã ủng hộ, giúp đỡ các xã nghèo miền Tây Nghệ An với số tiền 310.794,71 triệu đồng. Trong đó, các cơ quan đơn vị được UBND tỉnh phân công ủng hộ, giúp đỡ 178.589,32 triệu đồng;  các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác ủng hộ, giúp đỡ 132.205,39 triệu đồng.

Tuy nhiên, kết quả hỗ trợ, giúp đỡ các xã nghèo miền Tây Nghệ An vẫn chưa đạt được như mong muốn, một số chỉ tiêu thực hiện đạt thấp so với nhu cầu như: Việc hỗ trợ, giúp đỡ xây dựng, sửa chữa nhà tạm bợ, dột nát, tặng sổ tiết kiệm cho người già cô đơn thuộc diện hộ nghèo. Một số đơn vị chủ yếu tập trung vào việc giúp đỡ những nhu cầu trước mắt chưa mang tính sinh kế, định hướng lâu dài đối với các xã nghèo...

Tại hội nghị, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương đã chia sẻ các mô hình, cách làm hay trong xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn.

 Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh Lê Văn Ngọc phát biểu

Để việc hỗ trợ các hộ dân thoát nghèo bền vững đạt hiệu quả, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam đề nghị, các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quan tâm xây dựng đề án tổng thể về nhu cầu thoát nghèo của người dân trên toàn khu vực các xã Miền Tây, từ đó lựa chọn các giải pháp để hỗ trợ người dân thoát nghèo. Riêng việc hỗ trợ xây dựng mô hình sinh kế, cần căn cứ nhu cầu thực tế của người dân, điều kiện thổ nhưỡng của từng địa phương để triển khai thực hiện, nên theo hướng khu vực các xã miền núi cao, đi lại khó khăn, diện tích đất canh tác hạn chế nên ưu tiên phát triển các mô hình cây dược liệu dưới tán rừng, vừa bảo vệ môi trường sinh thái, vừa tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Đối với các xã có điều kiện giao thông thuận lợi, có quỹ đất canh tác nông nghiệp nên ưu tiên xây dựng các mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm, kết hợp với các mô hình sản xuất hàng hóa truyền thống để phát triển kinh tế, tăng thu nhập.

Về nguồn lực, nên quan tâm lồng ghép các nguồn lực từ các chương trình giảm nghèo do Trung ương và tỉnh triển khai, kết hợp với nguồn lực xã hội hóa tạo thành nguồn lực tổng thể, thống nhất để hỗ trợ người nghèo; khi hỗ trợ nên thực hiện tốt phương châm “Hỗ trợ đến đâu giải quyết cho hộ nghèo thoát nghèo đến đó, tránh dàn trải và đặc biệt cần gắn trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền và bản thân người nghèo trong quá trình triển khai, tổ chức thực hiện”.

  Chủ tịch UBND xã Lượng Minh Vi Đình Phúc phát biểu

Từ thực tiễn ở xã Lượng Minh (Tương Dương), Chủ tịch UBND xã Vi Đình Phúc đã rút ra một số kinh nghiệm trong thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo. Đó là, tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho mọi cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong tham gia thực hiện, góp phần xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội và ổn định tình hình địa bàn. Bên cạnh đó, cần nắm chắc tình hình địa bàn, dư luận quần chúng nhân dân, đời sống của nhân dân khu vực biên giới. Phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ tăng cường xã, đảng viên đồn Biên phòng chuyển sinh hoạt tạm thời về chi bộ thôn, bản và phụ trách hộ gia đình ở khu vực biên giới, huy động sức mạnh tổng hợp của cán bộ, chiến sĩ các đơn vị. Tiến hành đánh giá toàn diện tình hình mọi mặt, xác định những nội dung cần tập trung thực hiện để tạo ra sự đột phá, tránh dàn trải, chung chung. Tích cực phối hợp, vận động các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh hỗ trợ các nguồn lực để tập trung đầu tư thực hiện các chương trình, dự án, mô hình giúp dân ở khu vực biên giới. Phát huy tốt vai trò người có uy tín, già làng, người đứng đầu dòng họ trong công tác vận động nhân dân tích cực phát triển sản xuất và đẩy mạnh các phong trào hoạt động ở địa phương…

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Đình Long phát biểu kết luận hội nghị

Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Bùi Đình Long – Phó Chủ tịch UBND tỉnh biểu dương sự nỗ lực và những nghĩa cử cao đẹp của các cơ quan, đơn vị, nhà hảo tâm, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh đã ra sức, đồng lòng, cùng với Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân tỉnh nhà chăm lo cho người nghèo, giúp đỡ xã nghèo trong thời gian qua.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, Nghệ An vẫn là tỉnh còn nhiều khó khăn, vùng miền núi lại là vùng khó khăn nhất của tỉnh, vẫn còn 76 xã đặc biệt khó khăn. Đây là một thách thức lớn, đòi hỏi cần nỗ lực, phấn đấu, quyết tâm chính trị cao trong phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời, phải phát huy tinh thần chia sẻ, tương thân, tương ái trong xã hội cũng như nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động vận động ủng hộ giúp đỡ các xã.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị căn cứ vào tình hình thực tế của cơ quan, đơn vị, địa phương để xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể, xác định rõ chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp rõ ràng để công tác ủng hộ giúp đỡ xã nghèo miền Tây tỉnh Nghệ An đạt kết quả cao hơn nữa. Trong đó, cần tập trung nguồn lực hỗ trợ giúp đỡ 76 xã đặc biệt khó khăn của tỉnh trong xây dựng hệ thống chính trị, kết cấu hạ tầng, xóa nhà ở giột nát cho hộ nghèo; xây dựng các mô hình chăn nuôi, trồng trọt, hỗ trợ vốn sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật; dạy nghề, giải quyết việc làm cho người lao động để giúp đỡ các xã vươn lên thoát nghèo và xây dựng nông thôn mới.

Đồng chí Bùi Đình Long tin tưởng, với truyền thống cách mạng, tinh thần vượt khó, giúp đỡ nhau của người dân xứ Nghệ, vùng miền Tây Nghệ An sẽ là điểm sáng trong công tác xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới ở Nghệ An, đem lại niềm vui, hạnh phúc cho người nghèo, hộ nghèo, xã nghèo trên địa bàn tỉnh nói chung và vùng miền Tây nói riêng.

 Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Đình Long phát biểu kết luận hội nghị

Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Bùi Đình Long – Phó Chủ tịch UBND tỉnh biểu dương sự nỗ lực và những nghĩa cử cao đẹp của các cơ quan, đơn vị, nhà hảo tâm, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh đã ra sức, đồng lòng, cùng với Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân tỉnh nhà chăm lo cho người nghèo, giúp đỡ xã nghèo trong thời gian qua.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, Nghệ An vẫn là tỉnh còn nhiều khó khăn, vùng miền núi lại là vùng khó khăn nhất của tỉnh, vẫn còn 76 xã đặc biệt khó khăn. Đây là một thách thức lớn, đòi hỏi cần nỗ lực, phấn đấu, quyết tâm chính trị cao trong phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời, phải phát huy tinh thần chia sẻ, tương thân, tương ái trong xã hội cũng như nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động vận động ủng hộ giúp đỡ các xã.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị căn cứ vào tình hình thực tế của cơ quan, đơn vị, địa phương để xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể, xác định rõ chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp rõ ràng để công tác ủng hộ giúp đỡ xã nghèo miền Tây tỉnh Nghệ An đạt kết quả cao hơn nữa. Trong đó, cần tập trung nguồn lực hỗ trợ giúp đỡ 76 xã đặc biệt khó khăn của tỉnh trong xây dựng hệ thống chính trị, kết cấu hạ tầng, xóa nhà ở giột nát cho hộ nghèo; xây dựng các mô hình chăn nuôi, trồng trọt, hỗ trợ vốn sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật; dạy nghề, giải quyết việc làm cho người lao động để giúp đỡ các xã vươn lên thoát nghèo và xây dựng nông thôn mới.

Đồng chí Bùi Đình Long tin tưởng, với truyền thống cách mạng, tinh thần vượt khó, giúp đỡ nhau của người dân xứ Nghệ, vùng miền Tây Nghệ An sẽ là điểm sáng trong công tác xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới ở Nghệ An, đem lại niềm vui, hạnh phúc cho người nghèo, hộ nghèo, xã nghèo trên địa bàn tỉnh nói chung và vùng miền Tây nói riêng.

 

 Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Đình Long và Giám đốc Sở LĐ,TB&XH Đoàn Hồng Vũ trao tặng Bằng khen cho 20 đơn vị, doanh nghiệp có nhiều thành tích trong công tác vận động, ủng hộ, giúp đỡ các xã nghèo miền Tây Nghệ An giai đoạn 2012-2022

Tác giả: PT

Nguồn tin: nghean.gov.vn