Nghệ An 24h

http://nghean24h.vn


Tại sao các sản phẩm về Apple luôn đắt đỏ nhưng lại bán rất chạy

Một sự thật mà người dùng Apple luôn phải chấp nhận là giá của các sản phẩm công nghệ này đều khá đắt đỏ, nhưng vì sao nhiều người vẫn chấp nhận bỏ ra số tiền lớn để mua?

Cùng quay trở lại năm 2014, lúc đó giá bán trung bình (ASP) của iPhone là 634 USD. Tuy nhiên, đến cuối năm 2018 con số đó đã lên tới 898 USD. Không chỉ iPhone, giá bán của máy Mac và iPad có thể cho thấy điều tương tự.


 Các sản phẩm Apple có giá trị bán lại cao hơn nhiều so với các sản phẩm đối thủ

Tờ Washington Post đã có một phân tích thú vị khi so sánh mức tăng giá của các sản phẩm Apple khác nhau song song với sự gia tăng sức mua của người tiêu dùng và lạm phát. Từ đó đưa ra kết luận rằng iPhone không phải là danh mục sản phẩm duy nhất có giá tăng.

Tuy nhiên, Apple luôn có chiến lược đại sứ thương hiệu Độc - Lạ. Nhà táo trước tới giờ được xem như là một cái tên cực kỳ nổi trội không chỉ với ngành công nghệ mà còn đối với cả tổng thể một thị trường, những chiến lược mà hãng đề ra luôn được nhiều thương hiệu khác nhái lại. Thế nhưng, dù thế nào đi chăng nữa đẳng cấp của Apple vẫn ở một tầm khá cao mà chưa thương hiệu nào có thể làm được. Ít ai biết được rằng chi phí Marketing mà thương hiệu công nghệ này bỏ ra lại rất khiêm tốn nếu đem so sánh với các brand đối thủ như: SamSung, LG, Huawei….

Thế nhưng, có một điểm khiến chiến lược đại sứ thương hiệu của Apple đạt được những sự độc nhất vô nhị khi không cần sử dụng bất kỳ tên tuổi đình đám nào mà vẫn thu về chỉ số truyền thông cực lớn. Tất cả nhờ vào màn định vị thương hiệu “đỉnh của đỉnh” mà Steve Jobs, người đã hình thành nên văn hóa rạng rỡ của Apple hiện nay khiến bao thương hiệu phải thèm khát. Ngay từ khi cho ra mắt thương hiệu và đỉnh cao là sản phẩm Iphone làm thay đổi cục diện ngành Smartphone thế giới, hãng đã nhắm đến thị trường cao cấp và tự định vị mình là một thương hiệu với những sản phẩm gắn mác “Luxury”. Giá những sản phẩm bán ra của Apple luôn đắt hơn khá nhiều so với đối thủ, thậm chí với thị trường xách tay thì những sản phẩm của Apple được “hét” với mức giá trên trời.

Các sản phẩm Apple thường tồn tại lâu hơn các đối thủ cạnh tranh nhờ phần cứng và phần mềm chất lượng cao. Phần cứng được thiết kế, sản xuất và lắp ráp cẩn thận bằng vật liệu như nhôm. Thêm phần mềm (hệ điều hành và các ứng dụng gốc) được tối ưu hóa để tận dụng tối đa phần cứng đó.

Kết quả là, sản phẩm cuối cùng không chỉ đẹp mà còn bền và hiệu suất cao. Kết hợp với phần cứng và phần mềm giúp mang lại cho người dùng trải nghiệm chất lượng cao, được điều chỉnh phù hợp nhất và buộc họ phải trả nhiều tiền hơn.

Apple không bán dữ liệu người dùng để thu lợi nhuận như nhiều công ty khác và cũng không cài đặt sẵn phần mềm theo dõi người dùng. Thay vì bán dữ liệu người dùng, Apple tính phí bảo vệ người dùng nhiều hơn bởi với họ, quyền riêng tư là vô giá. Nhưng điều này không có nghĩa Apple hoàn toàn không theo dõi người dùng khi công ty cũng cần cải thiện các dịch vụ và sản phẩm của chính mình, từ đó điều chỉnh sản phẩm để phù hợp với người dùng.

Hệ điều hành Apple được nâng cấp miễn phí một lần mỗi năm và hàng chục bản cập nhật nhỏ hơn trong suốt cả năm, ấn tượng hơn nhiều so với Windows chỉ đến vài năm một lần và yêu cầu thanh toán. Mặc dù Microsoft đã thực hiện nâng cấp miễn phí từ các phiên bản Windows cũ hơn lên Windows 11, nhưng người dùng vẫn có rất nhiều giao dịch mua trong ứng dụng có giá rất cao, chẳng hạn như Office Suite.

Các sản phẩm Apple giữ được rất nhiều giá trị của chúng vì tất cả những lý do được đề cập ở trên. Và vì vẫn giữ được giá trị và bán được nhiều hơn sau đó nên chúng cũng sẽ tốn nhiều tiền hơn khi mua lần đầu tiên.

Chiến lược đại sứ thương hiệu Apple đây đã chứng minh cho một điều rằng, chẳng cần Influencer hay những kênh mạng xã hội thì thương hiệu vẫn có được danh tiếng không tưởng. Thế nhưng, chẳng phải ai cũng có thể làm được như những gì mà “nhà Táo” đã gây dựng được danh tiếng hàng chục năm qua. Mỗi một sản phẩm mà Apple tạo ra hàng năm, chẳng cần truyền thông quá nhiều thì hãng vẫn đạt được lượng Buzz Volume lớn không tương, và dây chính là thứ mà nhiều thương hiệu khác thèm muốn.

Tác giả: Thanh Hiền (t/h)

Nguồn tin: vietQ.vn