Nghệ An 24h

http://nghean24h.vn


Các loại trái cây kỵ nhau, vô tình kết hợp sẽ tạo nên ‘thuốc độc’

Trái cây chứa một lượng lớn vitamin và khoáng chất, rất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, một số loại trái cây khi kết hợp sai sẽ gây ra các vấn đề về sức khỏe.

Mỗi loại trái cây mang một hương vị thơm ngon riêng nên được nhiều người yêu thích. Hơn nữa chất dinh dưỡng, vitamin cùng các khoáng chất cần thiết cho cơ thể con người được tìm thấy rất nhiều trong các loại hoa quả. Vì vậy, đây là một nguồn thực phẩm luôn có mặt trong bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình.

Nhiều người cũng thường có sở thích mix các loại hoa quả để tạo nên 1 ly nước ép hay sinh tố thơm ngon, bổ dưỡng.

Tuy nhiên, bạn cần phải biết có một số loại trái cây kỵ nhau không thể kết hợp chung. Nếu vô tình kết hợp sẽ tạo ra các độc tố có hại cho hệ tiêu hóa nói riêng và sức khỏe của con người nói chung. Một số phản ứng có thể xảy ra như: ngộ độc, đau bụng, buồn nôn,... Hoặc một số loại trái cây khi ăn cùng nhau sẽ bị khử các thành phần dinh dưỡng, vitamin có lợi,...

 


Những trái cây kỵ nhau

Chuối và dưa hấu

Chuối giàu kali (khoảng 300-500 mg/100g), và dưa hấu cũng chứa hàm lượng kali cao và lượng đường lên đến 15%. Khi kết hợp hai loại trái cây này với nhau sẽ khiến hàm lượng kali trong máu tăng cao có thể gây rối loạn nhịp tim. Nhất là những người bị suy thận càng nên tránh dùng chung hai loại này.

Đu đủ và chanh

Đu đủ và chanh là một trong các loại trái cây kỵ nhau mà bạn nên lưu ý. Khi ăn chung hai loại này sẽ tạo ra một loại độc tố làm ảnh hưởng đến các hemoglobin trong máu. Về lâu dài sẽ gây ra tình trạng thiếu máu ở trẻ nhỏ.

Lựu và quả mơ

Lựu và mơ đều là loại trái cây giàu đường và protein. Khi ăn lựu và mơ cùng lúc sẽ gây ra các vấn đề liên quan đến dạ dày. Lượng đường sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến các enzym tiêu hóa protein, làm chậm quá trình tiêu hóa.

Ổi và chuối

Kết hợp ổi và chuối làm món ăn sẽ khiến cho cả người lớn và trẻ nhỏ cảm thấy buồn nôn, khó chịu, đầy hơi. Đây cũng là một trong những cách ăn uống dễ dẫn đến tình trạng đau dạ dày và đau đầu.

Xoài và dứa

Xoài và dứa cũng là các loại trái cây kỵ nhau bạn không nên ăn cùng. Dứa có thể gây tác dụng phụ với da và mạch máu. Xoài chưa chín hoàn toàn có axit uronic gây kích thích niêm mạc da, có thể gây môi miệng sưng đỏ.

 


Một số loại hoa quả không nên kết hợp với rau củ

Chuối và khoai tây, khoai lang

Khoai tây, khoai lang là loại rau củ chứa nhiều carbonhydrate. Trong khi đó chuối cũng chứa hàm lượng carbonhydrate và đường cao. Khi ăn chung các loại trái cây kỵ nhau này sẽ khiến cơ thể thừa năng lượng, rơi vào trạng thái mệt mỏi, uể oải. Đặc biệt, với những người đang muốn giảm cân hay những người thừa cân, béo phì thì càng nên tránh sự kết hợp này.

Cam và cà rốt

Cũng tương tự như củ cải ở trên, quả cam giàu vitamin C khi dùng chung với cà rốt sẽ khiến bạn bị ợ nóng, thậm chí là gặp một số vấn đề liên quan đến thận. Vì vậy bạn nên tránh uống các loại sinh tố, nước ép giàu vitamin C cùng với cà rốt.

Củ cải trắng và các loại lê, táo, nho

Trong các loại quả như táo, lê, nho có chứa chất ceton đồng. Chất này sẽ phản ứng với axit cianogen lưu huỳnh có trong củ cải. Khi ăn vào có thể bị suy tuyến giáp trạng và bướu cổ.

 


Quả hồng và khoai lang

Tinh bột dồi dào trong khoai lang có tác dụng kích thích dạ dày tiết ra axit, khi gặp chất chát tanin và pectin trong quả hồng sẽ hình thành sỏi dạ dày. Về lâu dài, sỏi có thể khiến cho dạ dày bị viêm loét và xuất huyết.

Dưa chuột với cà chua

Quả cà chua chứa nhiều vitamin C tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên khi dùng chung với dưa chuột thì lại không tốt. Bởi trong dưa chuột có chứa một loại men có khả năng phân giải vitamin C, làm giảm khả năng hấp thụ vitamin C của cơ thể.

Cà rốt và củ cải

Đây cũng là một trong các loại thực phẩm, các loại trái cây kỵ nhau bạn nên tránh kết hợp. Vì củ cải giàu vitamin C, cà rốt thì chứa các enzym phân giải vitamin C khiến cho giá trị dinh dưỡng của chúng bị giảm đi.

Cà chua và khoai lang, khoai tây

Trong cà chua có chứa hàm lượng chất toan cao. Khi ăn cùng khoai lang sẽ rất khó tiêu, dễ bị đau bụng, tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa.

Tác giả: Thanh Huyền (Tổng hợp)

Nguồn tin: Báo Tiền Phong