Chậu hoa hồng ngoại lâu bung nở, chỉ cần 4 thao tác nhỏ bạn có thể thu hoạch cả vườn
- 16:49 15-03-2022
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Hầu hết các giống hoa hồng ngoại đều có nguồn gốc từ châu Âu nên chúng sinh trưởng và phát triển tốt trong khí hậu mát mẻ. Khi được trồng, nhân giống và thuần hóa tại Việt Nam, cây cũng có nhiều sự biến đổi nhất định. Hơn nữa, biên độ nhiệt giữa các mùa tại nước ta có sự chênh lệch quá lớn (mùa Hè nắng nóng đỉnh điểm nhiệt độ lên tới 40 độ C mùa Đông lại giảm sâu xuống 5 độ) nên để lại nhiều dấu ấn thay đổi trên bông.
Kỹ thuật trồng hoa hồng ngoại để phù hợp với điều kiện ở Việt Nam không phải là khó bởi nhiều loại hoa hồng ngoại có khả năng sống ở nhiều điều kiện khác nhau. Đơn giản nhất bạn chỉ cần học ngay 4 mẹo nhỏ này cây sẽ ra nhiều nụ, nở đầy cành.
|
1. Chọn giống
Hiện tại trên thị trường hoa hồng ngoại có rất nhiều giống như Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức…, cây có loại ghép mắt và giâm cành. Với các loại cây nhập khẩu dù là chuyển bằng cách thức nào về Việt Nam đều có tem nhãn mác ghi rõ xuất xứ, tên giống đi kèm trên từng cây hoặc thùng/ kiện cây nhập khẩu. Giống cây phải to, đều, các mắt trên thân cũng phải to để dễ dàng ghép.
2. Trồng đúng cách
Kỹ thuật trồng cây hoa hồng ngoại có thể áp dụng bằng hai cách là giâm cành hoặc ghép mắt. Dù áp dụng phương pháp nào cũng đều rất đơn giản và cho hoa nở to, rực rỡ. Tuy nhiên việc giâm cành hay ghép mắt còn tùy thuộc vào giống hoa hồng bạn chọn.
|
Nếu bạn chọn phương pháp ghép mắt hồng ngoại vào gốc hồng dại bản địa khỏe mạnh để nuôi mầm hồng ngoại. Vì giống hồng dại bao giờ cũng có cơ hội sinh trưởng và phát triển mạnh hơn nên để cây hồng ngoại phát triển tốt cần chú ý gốc cây thường xuyên, cắt ngay các mầm hồng dại từ khi mới nhú cho đến khi cây được 4-5 năm tuổi để đảm bảo mắt, mầm hồng dại không còn cơ hội phát triển.
Giâm cành là lấy một đoạn thân từ cây mẹ cắm xuống đất từ đó đoạn thân này phát triển thành rễ mới và tạo thành một cây mới. Cây giâm cành có đặc tính giống hoàn toàn cây mẹ. Tuy nhiên, không phải loài hồng nào giâm cành cũng sống được bởi có loại cây trong thân chứa rất ít tinh bột nên không đủ khả năng tự tạo rễ, khi giâm cành cây sẽ chết. Do đó phương pháp này cho tỷ lệ thành công không cao bằng ghép mắt.
3. Chú ý ánh nắng, nước
Hoa hồng ngoại la cây ưa ánh nắng chan hòa, rực rỡ, nếu trồng trong không gian ít nắng, cây sẽ teo tóp, chậm phát triển hoặc là hoa không to và màu không đẹp. Trường hợp này, hoa hồng ngoại cần chăm sóc nhiều hơn, thường xuyên bón phân hữu cơ, phân sinh học dạng nước 5 ngày/1 lần, tưới nước đủ ẩm cả sáng và chiều.
|
Khi cây ra nụ, bón thêm phân kali để hoa ra màu đẹp hơn. Khi cây cao 1.5m, tiến hành bồi thêm giá thể vào chậu, chăm sóc và bón phân như các bước trên.
Bạn nên phân bón cho hoa hồng trong sự kiện đầu mùa Xuân trước hoặc sau thời điểm chớm nở và hoa cây, bởi vì tại thời điểm đó tăng được nhiều chất dinh dưỡng cho hoa. phân bón thích hợp cho hoa là tỷ lệ NPK 10-20-20 và sau khi ra hoa, nó là tỷ lệ phân bón NPK 30-15-10.
4. Cắt tỉa thường xuyên
Cắt tỉa hoa hồng, đặc biệt là hoa hồng trồng trong chậu, vì không gian hạn chế và chất dinh dưỡng không được đầy đủ, và việc cắt tỉa có thể làm giảm lượng dinh dưỡng không cần thiết, đồng thời giúp cây đẹp hơn và ra hoa liên tục. Nếu không, không những khả năng ra hoa bị suy yếu mà còn giảm khả năng kháng bệnh.
Nguồn tin: thoidaiplus.suckhoedoisong.vn