Loại rau xưa có đầy không ai ăn, giờ thành đặc sản Thanh Hóa có tiền cũng không mua được
- 16:46 06-03-2022
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Thanh Hóa là mảnh đất có nhiều danh lam thắng cảnh lẫn đặc sản thơm ngon. Từ lâu, nơi này đã trở nên gần gũi với hầu hết du khách đặt chân đến tham quan mỗi dịp hè đến!
Bên cạnh nem chua, bánh gai... Thanh Hóa còn trứ danh với các món canh từ loại lá rừng lạ như canh lá đắng, canh lá lằng... trong đó canh lá đắng phổ biến và được trồng nhiều ở xứ Thanh hơn cả.
Chị Lê Ngọc Anh (28 tuổi, dân tộc Mường) cho biết: “Rau lá đắng thon dài, mọc thành chùm. Chúng có vị chát và ngọt hậu. Khi nấu canh không thể thiếu mẻ và sả, tạo thành hương vị chua chua, đăng đắng và ngọt ngọt khi thưởng thức xong”.
Rau lá đắng thon dài, mọc thành chùm, có vị chát và ngọt hậu. |
Đối với người dân quê chị Ngọc Anh, lá đắng chính là thứ lá đặc sản không thể thiếu trong những bữa cỗ hay dịp lễ tết. Những ngày đó, người dân sẽ nấu lá đắng cùng với thịt gà, thịt bò, cá, thịt lớn... Song mang tính truyền thống và được người quê chị hay ăn nhất chính là rau đắng lòng lợn.
“Rau đắng nấu với lòng lợn nên dân mình gọi tắt là đắng lòng. Đối với mình, đặc sản này rất quen thuộc nhưng với du khách lần đầu thưởng thức sẽ khó có thể nhuốt được. Bởi nó có vị tê tê, đăng đắng, thậm chí là cảm thấy rùng mình khi thưởng thức chúng”, chị Ngọc Anh nói.
Tuy nhiên, du khách nào đã nếm qua “đắng lòng” vài lần sẽ cảm thấy mê mệt, ghiền món ăn này. “Còn nhớ, người bạn của mình sau khi thưởng thức món ăn đó 1-2 lần đã trở nên đam mê. Cô ấy bảo “đắng lòng” có hương vị rất kỳ lạ: lá đắng quện hài hòa với vị ngọt của lòng, vị cay của ớt, chua của mẻ và thơm của hành lá, sả... Vì thế lần nào về quê mình chơi, cô ấy cũng đòi được ăn đắng lòng”, chị Ngọc Anh cho hay.
Rau đắng nấu với lòng lợn nên người Mường ở Thanh Hóa gọi tắt là đắng lòng. |
Cũng theo chị Ngọc Anh, để nấu món canh lá đắng lòng lợn chuẩn vị, người dân xứ Mường sẽ chọn loại lá bánh tẻ rồi thái nhỏ hoặc băm nhuyễn nhằm giảm độ đắng, đồng thời tăng tính thẩm mỹ cho bọn ăn. Còn lòng lợn rửa sạch, cắt miếng rồi tẩm ướp gia vị gồm mẻ, sả, tiêu, ớt, mắm tôm. Xong xuôi người ta xào lòng với hành tỏi và cho nước dùng.
Nước sôi bùng lên, người đầu bếp sẽ nhanh tay bỏ rau đắng vào đún một chút và bắc ra. Thường người Mường thưởng thức món ăn khi nó con nóng hổi.
“Lá đắng hiện không bán trên thị trường. Vì thế ai muốn mua về thưởng thức chỉ có thể nhờ người dân trên bản hái giúp. Họ cũng không bán lấy tiền mà tặng vì muốn quảng cáo cho đặc sản quê nhà. Song không phải lúc nào cũng có thể hái được dù trước kia loại lá này nhiều lắm.
Đôi lúc mình vẫn trêu đùa với bạn bè mình rằng, không phải đứa nào có tiền cũng mua được rau đắng quê tớ đâu”, chị Ngọc Anh cho biết.
Nguồn tin: thoidaiplus.suckhoedoisong.vn