Bàn thờ gia tiên ngày Tết Nguyên Đán
- 13:49 18-01-2022
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Với ý thức hướng về cội nguồn và cầu mong tổ tiên phù hộ cho con cháu , người Việt thường quan tâm đến vị trí đặt bàn thờ, ngoài vc chú ý đặt ở chỗ cao , quan trọng nhất trong nhà ( thường là ở gian giữa ), người ta còn quan tâm đến hướng đặt bàn thờ. Đa số các gđ đặt bàn thờ theo hướng Nam vì theo đạo Phật thì hướng nam là nơi của bát nhã ( trí tuệ ) là hướng của sự sáng tạo, của sinh lực dồi dào, đầy dương khí. Song cũng có những nhà đặt bàn thờ theo hướng tây, vì theo thuyết âm dương ngũ hành thì hướng tây là hướng của sự hoà hợp nguồn gốc của sự phát triển.
|
Về mặt thiết kế bàn thờ, đại đa số các gđ người Việt thường tiến hành theo cách sau: chỗ cao nhất sát tường ( gọi là giường hành - tức ngũ hành ) để ỷ hoặc khám trong đặt bài vị ( ghi rõ tên huý, ngày giỗ các cụ tổ). Phía ngoài bàn thờ bày đồ ngũ sự gồm: một bát hương, hai cây đèn ( hay nến), một lọ độc bình, một mâm bồng ( mâm ngũ quả) và một tam sơn ( ở giữa cao hơn đặt bộ đài có ba chén đựng rượu, hai bên thấp hơn một bên đặt đài để đĩa trầu, và một bên để bát nước ). Thiết kế bàn thờ như vậy chẳng những tạo đc không gian thiêng liêng mà còn mang tính triết lý của triết học phương đông, đó là âm dương ngũ hành, những yếu tố tạo nên muôn vật. Cụ thể là: bát hương biểu hiện hành thổ ( âm ); cây đèn ( nến) biểu hiện cho hành hoả ( dương) tượng trưng cho mặt trời, mặt trăng; lọ độc bình cắm hoa biểu hiện của hành mộc ( mộc dương, thuộc phương đông mặt trời lên tạo sự sinh sôi phát triển, ý nghĩa của khai hoa ); Mâm ngũ quả thuộc hành Kim ( âm) phương tây kết quả ổn định; đài để rượu, nước thuộc hành Thuỷ ( âm). Rõ ràng các yếu tố âm dương ngũ hành hoà quyện vào nhau trong một chỉnh thể, tạo nên thế sinh sôi phát triển.
Đối với các gđ khá giả ngoài bộ ngũ sự kể trên trong bàn thờ còn có cửa võng ( trong để khám) sơn son thếp vàng ( có cả vàng thât), chạm trổ tứ linh ( hoặc tứ quý) rất tinh xảo. Sau bát hương người ta đặt bộ đỉnh đồng trang trí những hình thù đc linh thiêng hoá như lân, hổ phù , sư tử.. Phía trc bàn thờ còn có án gian đc trạm trổ cầu kỳ, thếp vàng sơn son choáng lộn. Cũng ở phía trc bàn thờ bên trên người ta còn treo y môn bằng kim tuyến đc thêu thùa trang trí rất đẹp . Ở phía trên cao của bàn thờ người ta treo bức hoành phi, hai cột sát ban thờ treo đôi câu đối.
Trong nhiều cái chăm lo cho ngày Tết thì cái chăm lo đầu tiên của người dân là phải lo cho bàn thờ tổ tiên thật sự trang nghiêm và tươm tất. Ngoài vc lau cọ bàn thờ cho thật sạch sẽ, người ta lo sắm cho mâm ngũ quả thật tươi ngon đảm bảo đủ ngũ sắc ( thể hiện thuyết âm dương ngũ hành) : nải chuối xanh ( hành mộc ) ôm lấy trái bưởi, quất vàng ( hành thổ) , trái hồng quýt đỏ ( hành hoả), trái nho tím ( hành thuỷ) và trái na ( ruột trắng hành kim ). Người ta cố chọn một cành đào vừa ý về cắm vào lọ độc bình , bởi màu thắm của đào chẳng những trừ đc ma tà, mà còn làm cho không khí ngày tết thêm tươi vui , tràn đầy sinh khí. Cành đào chính là lời cầu nguyện và chúc phúc đầu năm. Người ta cũng không quên mua 2 cây mía to, dài còn cả ngọn để tựa vào 2 bên bàn thờ để các cụ có gậy chống về với con cháu và để các cụ “gánh đồ tết đi”khi tết đã kết thúc. Thực ra từ xưa cây mía đã là cây linh thiêng , gắn với câu chuyện tạo thiên lập địa của cư dân miền hải đảo. Mía trở thành “cây vũ tru” cái gạch nối giữa “tầng trên”và “tầng dưới”, giữa đất và trời , dẫn tổ tiên về với con cháu. Trong các ngày tết đèn hương đc suốt ngày đêm. Số hương cắm thường là ba nén và theo dịch học thì số ba là số khởi đầu có đủ âm dương hợp thành của sự sinh sôi, phát triển, hoặc cũng có người thắp 5 nén ( số dương trung hoà), không tốt bằng số dương sinh ( 3 nén). Nếu thắp nhiều nén là cầu cúng cho mọi chúng sinh. Nếu hai cây đèn ( hoặc nến) tượng trưng cho hai vầng nhật nguyệt thì hương là tinh tú , khói hương bay lên là cái cầu nối giữa đấng thiêng liêng với nơi trần thế , giữa tổ tiên và con cháu.
Bàn thờ gia tiên là biểu tượng máu thịt thiêng liêng , lôi cuốn mọi người quần tụ , nhớ về cội nguồn , duy trì những giá trị thiêng liêng truyền thống của mỗi gđ và chuyển giao cho những thế hệ nối tiếp sau của dòng tộc. Bàn thờ gia tiên là một nét văn hoá truyền thống, trường tồn với nền văn hoá Việt Nam.
( Khơi nguồn trầm tích nhân văn )
Theo Chuyện làng quê
Tác giả: Nhà giáo Quách Duy Bịch
Nguồn tin: vanhoavaphattrien.vn