Nghệ An 24h

http://nghean24h.vn


Nên lắp dàn nóng của máy lạnh ở đâu? Việc lắp đặt này thực sự tiết kiệm hơn một nửa

Nên lắp dàn nóng của máy lạnh ở đâu? Việc lắp đặt này thực sự tiết kiệm hơn một nửa điện năng! Trong mùa nhiệt độ cao như hiện nay, điều hòa nhiệt độ đã trở thành vũ khí thần kỳ để con người tồn tại, thậm chí có thông tin cho rằng nhiều trung tâm thương mại đã bán hết điều hòa, điều này cũng phản á

Điều hòa không khí có 2 bộ phận được gọi là dàn nóng (cục nóng) và dàn lạnh (cục lạnh). Bên trong dàn lạnh có chứa một hệ thống ống tuần hoàn với dàn nóng để làm bay hơi một loại chất lỏng dễ bay hơi gọi là gas lạnh. Khi chất lỏng này bay hơi trong dàn lạnh ở nhiệt độ thấp sẽ giúp thu nhiệt của không khí trong phòng. Nhờ vậy mà khí nóng ở trong phòng sẽ bị biến mất thay vào đó là hơi lạnh giúp nhiệt độ phòng giảm thấp.

Dàn nóng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của máy lạnh, đây cũng là bộ phận tiêu tốn nhiều điện năng nhất nên bạn cần chú ý đến vị trí lắp đặt dàn nóng để nó phát huy hết tác dụng.

1. Nên đặt dàn nóng máy lạnh ở đâu?

- Cục nóng nên được đặt trong không gian mở, tốt nhất trên sân thượng để không khí có thể thổi tự do trên máy nén và bình ngưng. Nếu sân thượng không có sẵn, nó có thể được giữ trên mái hiên trên tường hoặc nó có thể được treo trên tường bên ngoài được hỗ trợ bởi các giá đỡ. Đặc biệt cần lắp cục nóng trên cao và có mái che để tránh làm giảm tuổi thọ của máy do yếu tố thời tiết.

 

- Tuyệt đối không lắp đặt dàn nóng điều hòa gần mặt đất. Sẽ làm ảnh hưởng đến khu vực sống xung quanh, ảnh hưởng đến sức khỏe và gây ra phiền toái cho người xung quanh. Bên cạnh đó khi lắp ở dưới thấp như vậy sẽ làm cho dàn nóng bám bụi nhiều hơn.

- Để tiết kiệm đường ống và chi phí khi lắp điều hòa thì việc lắp đặt dàn nóng điều hòa không nên quá xa dàn lạnh.

- Không nên lắp đặt cục nóng điều hòa trên mái nhà có phủ lớp chống thấm màu tối hoặc có quét hắc ín. Mái màu sậm, tôn lâu ngày bị oxy hoá chuyển sang màu sậm đều làm tăng khả năng hấp thụ nhiệt bức xạ mặt trời. Các loại mái được làm bằng tôn cần chống xâm nhập nhiệt như sử dụng thêm lớp cách nhiệt lót dưới mái.

- Không được lắp dàn nóng điều hòa ở ngay luồng gió mạnh. Vì lúc này quạt làm mát dàn nóng phải cản lại luồng gió từ bên ngoài, làm cho thiết bị này hoạt động không hiệu quả.

 

2. Vệ sinh dàn nóng máy lạnh như thế nào?

Thông thường khi phát hiện ra dàn nóng máy lạnh bị bẩn và lâu ngày không được vệ sinh bạn nên gọi thợ đến để họ kiểm tra và vệ sinh. Tuy nhiên, nếu bạn muốn tự làm ở nhà để tiết kiệm thời gian chi phí thì bạn có thể làm theo các bước sau:

Bước 1: Ngắt nguồn điện kết nối với máy lạnh, hãy ngắt điện và để cho dàn nóng nguội từ 20 – 30 phút.

Bước 2: Vệ sinh sơ lược phần vỏ của dàn nóng.

Bước 3: Dùng tuốc nơ vít tháo nắp và các tấm bên ngoài vỏ của dàn nóng ra. Khi tháo đến nắp tấm ốp trên cục nóng và vệ sinh bạn cần nhẹ tay, tránh làm hư hại phần lõi bên trong.

Bước 4: Làm sạch từng phần của cục nóng, nếu muốn nhanh bạn có thể xịt nước để bụi có thể theo nước chảy ra, nếu không bạn có thể dùng khăn ẩm lau từ từ.

 

Bước 5: Khi lau đến phần quạt của dàn nóng, bạn nên lau bằng khăn mềm hoặc dụng cụ làm sạch chuyên dụng, nếu không có bạn có thể dùng bộ dụng cụ làm sạch máy tính. Nếu cảm thấy trục cánh quạt không được trơn bạn có thể tra thêm 1 ít dầu. Đối với cuộn dây của dàn nóng, bạn sẽ cần dùng 1 bàn chải để làm sạch khu vực này.

Bước 6: Sau khi vệ sinh sạch, bạn nên để các bộ phận khô ráo rồi mới bắt đầu lắp các bộ phận lại vào vị trí cũ.

Nguồn tin: thoidaiplus.suckhoedoisong.vn