Không phải dưa muối, đây mới chính là 2 nguyên nhân gây ra ung thư tuyến giáp tăng cao
- 09:24 19-04-2021
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Ung thư tuyến giáp là một khối u ác tính có nguồn gốc từ biểu mô nang của tuyến giáp. Đây là căn bệnh ác tính phổ biến nhất chiếm hơn 90% trong tổng số bệnh nhân mắc các bệnh ung thư về tuyến nội tiết.
Hiện tại, ung thư tuyến giáp xếp thứ 9 trong các loại ung thư phổ biến nhất Việt Nam với hơn 5.400 ca mắc mới. Khi phát triển, nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự cân bằng trao đổi chất trong cơ thể bệnh nhân và khiến bệnh nhân bị sưng tấy ở cổ cũng như khó nuốt, khó thở kèm một loạt các triệu chứng khác như khàn giọng.
Hiện tại, ung thư tuyến giáp xếp thứ 9 trong các loại ung thư phổ biến nhất Việt Nam. Ảnh minh họa: Internet |
Nếu không có biện pháp điều trị sớm, tế bào ung thư sẽ di căn tới những bộ phận khác của cơ thể, người bệnh sẽ bị suy chức năng. Điều này khiến tính mạng người bệnh nguy hại, thậm chí là tử vong.
Nguyên nhân của bệnh ung thư tuyến giáp chưa rõ ràng, nhưng nó có mối liên hệ nhất định với một số thói quen ăn uống sai lầm. Dưới đây là 2 thói quen trong cuộc sống hàng ngày dẫn đến ung thư tuyến giáp, bao gồm:
Sử dụng i-ốt không hợp lý
Một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư tuyến giáp có liên quan đến việc cơ thể bị thiếu hoặc thừa i-ốt.
Nếu cơ thể thiếu i-ốt, các chức năng của tuyến giáp dễ bị rối loạn. Nó sẽ khiến cơ thể thiếu chất dinh dưỡng trầm trọng làm suy yếu khả năng miễn dịch, gây ung thư tuyến giáp.
Nhưng nạp quá nhiều i-ốt trong thời gian dài với các thực phẩm như tảo bẹ, rong biển và các loại hải sản khác sẽ khiến tuyến giáp tiết ra quá nhiều hormone. Điều này có thể gây rối loạn chức năng tuyến giáp và làm tăng nguy cơ ung thư tuyến giáp.
Sai lầm trong chế độ ăn uống
Một số sai lầm trong chế độ ăn uống sẽ khiến nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp tăng cao. Nếu bạn hút thuốc, uống rượu bia quá nhiều, ăn một số thức ăn cay và kích thích sẽ làm suy giảm nội tiết và chuyển hóa của cơ thể.
Nếu bạn ăn quá nhiều thực phẩm mốc, thức ăn bị cháy và thực phẩm trải qua quá trình ngâm,. cũng sẽ ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp. Ảnh minh họa: Internet |
Bên cạnh đó, ..nếu bạn ăn quá nhiều thực phẩm mốc, thức ăn bị cháy và thực phẩm trải qua quá trình ngâm,. cũng sẽ ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp, gây ra ung thư tuyến giáp.
Bệnh ung thư tuyến giáp có chữa khỏi được không?
Bệnh ung thư tuyến giáp là bệnh lý có tiên lượng khá tốt, so với các loại ung thư khác. Do tính chất bệnh thương tiến triển chậm và tỷ lệ khả năng khỏi hoàn toàn cao nếu được phát hiện, điều trị ở những giai đoạn đầu.
Nếu điều trị ung thư tuyến giáp ngay từ giai đoạn I và II khi khối u còn nằm ở tuyến giáp, chưa di căn ra các vị trí khác của cơ thể thì khả năng sống sau 5 năm là gần 100%, tỷ lệ sống trên 10 năm là trên 75%.
Nếu điều trị ở giai đoạn III khi khối u lớn hơn 4cm, đã phát triển ra bên ngoài tuyến giáp và có thể lan tới các hạch bạch huyết ở vùng cổ. Thì tỷ lệ sống sau 5 năm là trên 80%.
Giai đoạn IV là khối u đã vượt ra khỏi tuyến giáp và có thể đã di căn xa sang các cơ quan khác. Thì tỷ lệ sống sau 5 năm ở giai đoạn này là dưới 50%, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.