Nghệ An 24h

http://nghean24h.vn


4 sự thật ‘đáng sợ’ về cà rốt nếu dùng không đúng cách, những người này nên cân nhắc và điều chỉnh hợp lý

Cà rốt có khả năng tăng cường thể chất, nâng cao năng lực miễn dịch, kháng khuẩn, giải độc, làm hạ đường máu... tuy nhiên sẽ lợi bất cập hại nếu như chúng ta sử dụng sai cách.

Cà rốt chứa beta-carotene và alpha-carotene là hai loại carotenoid mà cơ thể chúng ta chuyển đổi thành vitamin A. Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện thị lực, tăng cường hệ miễn dịch và duy trì các tế bào khỏe mạnh.

Cà rốt cũng chứa luteolin, một chất phytochemical flavonoid có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm và chống ung thư. Loại củ này còn là một nguồn thực phẩm giàu folate, chất xơ, một số vitamin và khoáng chất khác, đặc biệt có tác dụng chống lão hóa cho cơ thể…

 Người lớn ăn khoảng 100g cà rốt/lần, trẻ em ăn khoảng từ 30–50g cà rốt/lần. Ảnh minh họa: Internet

Mặc dù có nhiều công dụng nhưng theo các chuyên gia chỉ nên ăn hoặc uống nước ép cà rốt 2-3 lần/tuần. Người lớn ăn khoảng 100g cà rốt/lần, trẻ em ăn khoảng từ 30–50g cà rốt/lần.

Vì nếu lạm dụng cà rốt trong thời gian dài sẽ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn:

Gây táo bón: Tuy có lượng chất rất dồi dào nhưng chất xơ chứa trong cà rốt ở dạng không hòa tan, nếu ăn cà rốt quá nhiều mà không uống đủ nước sẽ làm chúng bị tắc nghẽn tại ruột và gây nên hiện tượng táo bón.

Mắc bệnh vàng da: Carotene – hoạt chất tạo nên màu vàng cam cho cà rốt. Nếu cơ thể bạn nạp quá nhiều chất carotene sẽ khiến da bị biến đổi thành màu vàng do gan bị nhiễm độc.

Gây rối loạn kinh nguyệt: Phụ nữ ăn quá nhiều (hơn 0,5 lít nước ép cà rốt hoặc hơn 300g cà rốt/ngày) sẽ gây ra hiện tượng rối loạn kinh nguyệt, thậm chí là vô kinh một thời gian. Do đó, bạn chỉ nên ăn với số lượng vừa phải, một tuần chỉ nên ăn 2-3 lần để hấp thu dinh dưỡng và giúp phát huy tối đa giá trị của nó có lợi nhất cho sức khỏe của bạn!

Gây ngộ độc natri: Chất hemoglobin trong cà rốt khi gặp natri trong cơ thể sẽ biến thành methemolobine – chất có thể khiến bạn bị ngộ độc. Nếu ăn quá nhiều sẽ khiến lượng methemolobine trong cơ thể sản sinh dư thừa, cơ thể không thể xử lý kịp thời, gây ngộ độc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu không sớm phát hiện và xử lý kịp thời.

Ăn cà rốt theo cách này sẽ lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe

Không nên ăn sống: Rất nhiều người thích ăn cà rốt sống hoặc xay sinh tố cà rốt vì lầm tưởng cách làm này sẽ hấp thụ tốt nhất chất dinh dưỡng trong cà rốt. Nhưng thực ra, ăn cà rốt sống lại không có lợi. Bởi vì trong cà rốt có chất Caroten. Đây là loại chất có tính hòa tan trong mỡ. Nếu cà rốt ăn sống, có thể tổn thất đến 90% lượng Caroten.

 Ăn cà rốt sống lại không có lợi. Ảnh minh họa: Internet

Không giữ lại lá: Rất nhiều bà nội trợ khi chọn mua thường lấy những củ còn cả lá, sau đó đem về nhà bảo quản một thời gian sau mới đem ra sử dụng. Điều này sẽ khiến cho các vitamin, muối khoáng và nước rút dần khỏi củ chuyển lên lá, khiến cho mất đi lượng lớn các chất dinh dưỡng, làm cho cà rốt bị mềm thời gian sử dụng bị rút ngắn.

Không ăn thường xuyên: Ăn lâu dài một số lượng lớn cà rốt không chỉ gây ra tình trạng ngộ độc cà rốt do tăng methemoglobine máu mà lượng carotene cao tích trữ trong cơ thể không được chuyển hoá hết cũng sẽ gây ứ đọng ở gan gây chứng vàng da (biểu hiện rõ nhất ở chóp mũi, lòng bàn tay, gan bàn chân…), ăn không tiêu, mệt mỏi...

Tác giả: Q.Hương (Tổng hợp)

Nguồn tin: phunusuckhoe.vn