Nghệ An 24h

http://nghean24h.vn


Đề xuất điều chỉnh giá điện theo từng quý, dùng ít được giảm giá

Bộ Công Thương đề xuất nghiên cứu xây dựng giá bậc thang 2 thành phần công suất và điện năng; xem xét thu phí cố định hàng tháng; xem xét điều chỉnh giá điện theo quý khi chi phí nhiên liệu thay đổi; xem xét hệ số giảm giá nếu sử dụng ít điện...

Bộ Công Thương vừa có văn bản xin ý kiến các bộ ngành liên quan đối với Dự thảo Đề án Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn tới năm 2045 (Quy hoạch điện VIII).

Trong dự thảo Đề án, Chương XV đã đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội chương trình phát triển Điện lực Quốc gia, trong đó, phân tích về hệ thống giá điện của một số nước trong khu vực và Việt Nam.

Theo Bộ Công Thương, biểu giá bán lẻ điện giai đoạn 2007-2020 có nhiều bước thay đổi. Biểu giá bán điện từ năm 2007 đến nay được phân theo các ngành, cấp điện áp, theo giờ cao thấp điểm và biểu giá điện sinh hoạt được chia theo bậc thang.

 Bộ Công Thương đề xuất điều chỉnh giá điện theo từng quý, dùng ít được giảm giá - Ảnh: M.Chiến

Trải qua 15 năm, với 13 lần thay đổi, cập nhật hoàn thiện biểu giá, hiện tại giá bán điện đã được rút gọn, minh bạch, rõ ràng. Trong đó, biểu giá bán lẻ điện cho sinh hoạt được rút gọn từ 7 bậc xuống còn 6 bậc vào năm 2014 đã giúp biểu giá đơn giản hơn và đảm bảo mục tiêu tiết kiệm điện năng trong sinh hoạt.

Bộ Công Thương cho biết, theo nguyên tắc về cơ chế điều chỉnh giá thì hàng năm, giá bán điện bình quân cơ sở sẽ được tính toán căn cứ vào các yếu tố đầu vào hình thành giá của các khâu phát điện, truyền tải điện, điều hành - quản lý ngành và dịch vụ phụ trợ, phân phối và kinh doanh bán lẻ điện cho năm áp dụng giá, phần chênh lệch tổng chi phí sản xuất kinh doanh điện được điều chỉnh của năm trước do biến động các thông số đầu vào và phần phát điện thực tế khác so với năm trước đó.

Khi có quyết định của chính phủ về cơ chế thực hiện giá bán điện theo cơ chế thị trường, sẽ có cơ chế điều chỉnh tự động giá bán điện trong năm, đồng thời Bộ Công Thương sẽ quy định cơ chế điều chỉnh chênh lệch chi phí, doanh thu cho các khâu hàng năm.

Trong dự thảo Đề án Quy hoạch Điện XIII, Bộ Công Thương đã kiến nghị các định hướng cho công tác xây dựng bảng giá điện trong giai đoạn quy hoạch. Qua phân tích biểu giá điện hiện trạng của Việt Nam và một số nước trong khu vực, Bộ Công Thương cho rằng biểu giá điện của một số nước nêu trên có nhiều điểm tiến bộ hơn biểu giá điện hiện trạng của Việt Nam (giá điện theo 2 thành phần công suất và điện năng, giá điện điều chỉnh theo quý khi chi phí nhiên liệu thay đổi, có hệ số giảm giá khi dùng ít điện, không bù chéo giữa các nhóm khách hàng lớn, chỉ trợ giá cho đối tượng người già, thất nghiệp, đơn thân, tách bạch chi phí dịch vụ hỗ trợ thị trường, chi phí vận hành hệ thống và quản trị thị trường)...

Chính vì vậy, trong giai đoạn tới, Bô Công Thương kiến nghị nghiên cứu hoàn thiện biểu giá bán lẻ điện Việt Nam đảm bảo yêu cầu: Đơn giản, dễ hiểu, minh bạch, rõ ràng, dễ thực hiện; phù hợp với tình hình ngành điện, thị trường điện và tình hình kinh tế - xã hộ trong từng thời kỳ. Tách chính sách xã hội ra khỏi giá điện (như đã đề ra tại Quyết định 28/2014/QĐ- TTg), theo đó quy định hộ nghèo, hộ chính sách xã hội được hỗ trợ tiền điện cho mục đích sinh hoạt, mức hỗ trợ hàng tháng tương đương tiền điện sử dụng 30 kWh tính theo mức giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc 1 hiện hành. Giả sử mức hỗ trợ đó còn thấp thì có thể xem xét tăng lên, ví dụ 50 kWh/tháng.

Bên cạnh đó, biểu giá bán lẻ điện cần đảm bảo nguyên tắc: Bù đắp chi phí và có lãi ở mức hợp lý cho ngành điện và các nhà đầu tư để không ngừng phát triển nguồn điện và lưới điện đáp ứng nhu cầu điện ngày càng tăng; Đảm bảo sự công bằng cho các khách hàng; Phù hợp với quy luật khan hiếm của các nguồn tài nguyên năng lượng, theo đó nhu cầu điện càng tăng thì phải huy động các nguồn tài nguyên năng lượng có điều kiện khai thác khó khăn hơn cho phát điện và do vậy giá thành các nguồn điện mới ngày càng cao hơn.

Bộ Công Thương cho rằng trong bối cảnh hiện nay, biểu giá điện bậc thang là hợp lý nhất, đáp ứng các nguyên tắc nêu trên và phù hợp với đặc điểm của sản xuất, kinh doanh điện, thị trường điện và các khách hàng sử dụng điện sinh hoạt.

Đối với các tiêu chí về biểu giá bán lẻ điện bậc thang, Bộ Công Thương cho rằng cần có tác dụng khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm; không quá phức tạp, không quá nhiều bậc thang; phù hợp với chính sách có liên quan của Nhà nước về sử dụng điện có thể kết hợp hỗ trợ các đối tượng chính sách, đối tượng đặc biệt như người già...

Từ đó, Bộ Công Thương đề xuất nghiên cứu xây dựng giá bậc thang 2 thành phần công suất và điện năng; xem xét thu phí cố định hàng tháng; xem xét điều chỉnh giá điện theo quý khi chi phí nhiên liệu thay đổi; xem xét hệ số giảm giá nếu sử dụng ít điện...

Trải qua 15 năm, với 13 lần thay đổi, cập nhật hoàn thiện biểu giá, hiện tại giá bán điện đã được rút gọn, minh bạch, rõ ràng. Trong đó, biểu giá bán lẻ điện cho sinh hoạt được rút gọn từ 7 bậc xuống còn 6 bậc vào năm 2014 đã giúp biểu giá đơn giản hơn và đảm bảo mục tiêu tiết kiệm điện năng trong sinh hoạt.

Bộ Công Thương cho biết, theo nguyên tắc về cơ chế điều chỉnh giá thì hàng năm, giá bán điện bình quân cơ sở sẽ được tính toán căn cứ vào các yếu tố đầu vào hình thành giá của các khâu phát điện, truyền tải điện, điều hành - quản lý ngành và dịch vụ phụ trợ, phân phối và kinh doanh bán lẻ điện cho năm áp dụng giá, phần chênh lệch tổng chi phí sản xuất kinh doanh điện được điều chỉnh của năm trước do biến động các thông số đầu vào và phần phát điện thực tế khác so với năm trước đó.

Khi có quyết định của chính phủ về cơ chế thực hiện giá bán điện theo cơ chế thị trường, sẽ có cơ chế điều chỉnh tự động giá bán điện trong năm, đồng thời Bộ Công Thương sẽ quy định cơ chế điều chỉnh chênh lệch chi phí, doanh thu cho các khâu hàng năm.

Trong dự thảo Đề án Quy hoạch Điện XIII, Bộ Công Thương đã kiến nghị các định hướng cho công tác xây dựng bảng giá điện trong giai đoạn quy hoạch. Qua phân tích biểu giá điện hiện trạng của Việt Nam và một số nước trong khu vực, Bộ Công Thương cho rằng biểu giá điện của một số nước nêu trên có nhiều điểm tiến bộ hơn biểu giá điện hiện trạng của Việt Nam (giá điện theo 2 thành phần công suất và điện năng, giá điện điều chỉnh theo quý khi chi phí nhiên liệu thay đổi, có hệ số giảm giá khi dùng ít điện, không bù chéo giữa các nhóm khách hàng lớn, chỉ trợ giá cho đối tượng người già, thất nghiệp, đơn thân, tách bạch chi phí dịch vụ hỗ trợ thị trường, chi phí vận hành hệ thống và quản trị thị trường)...

Chính vì vậy, trong giai đoạn tới, Bô Công Thương kiến nghị nghiên cứu hoàn thiện biểu giá bán lẻ điện Việt Nam đảm bảo yêu cầu: Đơn giản, dễ hiểu, minh bạch, rõ ràng, dễ thực hiện; phù hợp với tình hình ngành điện, thị trường điện và tình hình kinh tế - xã hộ trong từng thời kỳ. Tách chính sách xã hội ra khỏi giá điện (như đã đề ra tại Quyết định 28/2014/QĐ- TTg), theo đó quy định hộ nghèo, hộ chính sách xã hội được hỗ trợ tiền điện cho mục đích sinh hoạt, mức hỗ trợ hàng tháng tương đương tiền điện sử dụng 30 kWh tính theo mức giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc 1 hiện hành. Giả sử mức hỗ trợ đó còn thấp thì có thể xem xét tăng lên, ví dụ 50 kWh/tháng.

Bên cạnh đó, biểu giá bán lẻ điện cần đảm bảo nguyên tắc: Bù đắp chi phí và có lãi ở mức hợp lý cho ngành điện và các nhà đầu tư để không ngừng phát triển nguồn điện và lưới điện đáp ứng nhu cầu điện ngày càng tăng; Đảm bảo sự công bằng cho các khách hàng; Phù hợp với quy luật khan hiếm của các nguồn tài nguyên năng lượng, theo đó nhu cầu điện càng tăng thì phải huy động các nguồn tài nguyên năng lượng có điều kiện khai thác khó khăn hơn cho phát điện và do vậy giá thành các nguồn điện mới ngày càng cao hơn.

Bộ Công Thương cho rằng trong bối cảnh hiện nay, biểu giá điện bậc thang là hợp lý nhất, đáp ứng các nguyên tắc nêu trên và phù hợp với đặc điểm của sản xuất, kinh doanh điện, thị trường điện và các khách hàng sử dụng điện sinh hoạt.

Đối với các tiêu chí về biểu giá bán lẻ điện bậc thang, Bộ Công Thương cho rằng cần có tác dụng khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm; không quá phức tạp, không quá nhiều bậc thang; phù hợp với chính sách có liên quan của Nhà nước về sử dụng điện có thể kết hợp hỗ trợ các đối tượng chính sách, đối tượng đặc biệt như người già...

Từ đó, Bộ Công Thương đề xuất nghiên cứu xây dựng giá bậc thang 2 thành phần công suất và điện năng; xem xét thu phí cố định hàng tháng; xem xét điều chỉnh giá điện theo quý khi chi phí nhiên liệu thay đổi; xem xét hệ số giảm giá nếu sử dụng ít điện...

Tác giả: Minh Chiến

Nguồn tin: Báo Người Lao Động