Ngủ dậy thấy miệng đắng nghét, cảnh báo 5 cơ quan dưới đây có vấn đề
- 07:50 02-02-2021
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Sau mỗi sáng sớm ngủ dậy, hầu hết mọi người đều sẽ thấy có những biểu hiện bất thường trong khoang miệng. Ngoài việc khát nước do mất nước sau 1 đêm ngủ, hầu hết mọi người cũng sẽ gặp phải triệu chứng đắng miệng, thậm chí là hôi miệng.
Tất nhiên, nếu các triệu chứng biến mất sau khi thức dậy và đánh răng thì không có vấn đề gì lớn. Nhưng nếu vẫn có triệu chứng đắng miệng sau khi đánh răng thì bạn cần hết sức lưu ý, rất có thể cảnh báo một số cơ quan trong cơ thể có vấn đề.
1. Khoang miệng
Ảnh minh họa |
Nếu miệng bị đắng sau khi thức dậy, việc đầu tiên phải nghĩ đến miệng có vấn đề. Trong cuộc sống hàng ngày, việc vệ sinh khoang miệng không sạch sẽ sau bữa ăn hoặc hình thành những thói quen xấu như hút thuốc lá, không đánh răng trước khi đi ngủ khiến vi khuẩn sinh sôi, rất dễ gây ra viêm nha chu, viêm nướu và các bệnh răng miệng khác.
Những bệnh lý này nếu để lâu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra bệnh đau dạ dày thậm chí là hôi miệng. Một khi bị hôi miệng, người bệnh không chỉ có cảm giác vô cùng khó chịu mà còn mang đến những phiền toái, xấu hổ trong cuộc sống hay công việc.
2. Thần kinh đang bị tổn thương
Vị đắng ở miệng có thể là dấu hiệu cảnh báo hệ thần kinh của bạn đang gặp vấn đề. Nếu dây thần kinh vị giác không hoạt động bình thường, nó có thể gây ra tình trạng đắng miệng kéo dài.
Dây thần kinh bị tổn thương có thể do nhiều nguyên nhân như động kinh, u não, sa sút trí tuệ. Chính vì thế, khi tình trạng miếng đắng xảy ra thường xuyên thì bạn nên đi kiểm tra sức khỏe.
3. Vấn đề về đường tiêu hóa
Ảnh minh họa |
Ruột và dạ dày của cơ thể được kết nối trực tiếp với miệng nên các vấn đề về đường tiêu hóa cũng có thể được phản ánh qua khoang miệng. Nhiều người bị trào ngược dạ dày thực quản do căng cẳng và có cảm giác đắng miệng.
Việc axit trong dạ dày bị trào ngược không chỉ kích thích thực quản, tạo cảm giác khó chịu mà còn gây ra mùi hôi và vị đắng trong miệng. Nếu không được điều trị kịp thời trào ngược dạ dày thực quản có thể sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như ung thư.
4. Bệnh gan mật
Ảnh minh họa |
Như chúng ta đã biết, chức năng chính của gan và túi mật là tiết ra dịch mật và phân hủy chất béo trong cơ thể. Nếu chức năng gan và túi mật không bình thường cũng có thể gây ra tình trạng tiết mật bất thường, dẫn đến các triệu chứng như đắng miệng. Nếu đau miệng kéo dài, kèm theo chóng mặt và các triệu chứng khác thì cần nghĩ đến các bệnh lý về gan, túi mật, nên đi khám để điều trị kịp thời.
5. Bệnh thận
Nếu chức năng thận bị suy giảm, nó cũng có thể gây ra đắng miệng. Nếu sau khi ngủ dậy có cảm giác miệng bị đắng và kèm theo các triệu chứng như đau thắt lưng, sưng eo, phù toàn thân thì bạn cần nghĩ đến các vấn đề về thận. Tất nhiên, không nên tự ý sử dụng thuốc mà cần đến bệnh viện kiểm tra trước khi lựa chọn phương án điều trị tốt nhất, có như vậy mới chữa khỏi bệnh.
Nếu ngủ dậy thấy cảm giác đắng miệng, bạn hãy thử thay đổi chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt để cải thiện tình trạng này:
- Chế độ ăn uống lành mạnh, tránh đồ ăn quá cay hoặc quá mặn.
- Nghỉ ngơi đầy đủ.
- Giữ vệ sinh khoang miệng bằng cách đánh răng, súc miệng thường xuyên để giảm vi khuẩn, nấm trong miệng.
Tác giả: Hà Vũ
Nguồn tin: Trí thức trẻ