Nghệ An 24h

http://nghean24h.vn


Thực phẩm là 'thuốc độc' đối với thận, ngon đến mấy cũng nên hạn chế khi ăn

Thận là cơ quan quan trọng của cơ thể, lọc máu, loại bỏ chất thải, giúp cân bằng khoáng chất và cũng duy trì sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể. Những thực phẩm dưới đây dù rất ngon miệng nhưng có thể là 'thuốc độc' gây hại cho thận của bạn.

 Ảnh minh họa: Internet

Nhiều người bị tổn thương thận do không kiểm soát được bệnh tiểu đường hoặc huyết áp cao. Nghiện rượu, vi rút viêm gan C và nhiễm HIV cũng là những yếu tố nguy cơ chính gây tổn thương thận.

Những người bị tổn thương thận phải tuân theo những hạn chế nhất định trong chế độ ăn uống. Điều này có thể khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn bệnh mà bạn đang mắc phải.

Tuy nhiên, với người bệnh thận, chế độ ăn cần giới hạn lượng natri và kali hấp thụ chỉ ở mức 2000 mg, lượng phốt pho ở mức 1000 mg mỗi ngày. Dưới đây là những thực phẩm bạn nên tránh khi thận bị tổn thương.

Soda màu đen

Nước sô-đa có các chất phụ gia có chứa phốt pho, đây là điều hoàn toàn không nên nếu bạn đang ăn kiêng. Nó được thêm vào để tăng hương vị, tăng thời hạn sử dụng và cũng ngăn ngừa sự đổi màu.

Những loại phốt pho như vậy được tìm thấy trong muối và có khả năng được hấp thụ nhiều hơn. Hầu hết các loại sô-đa đen chứa khoảng 50-100 mg phốt pho trong một khẩu phần 200 ml.

Quả bơ

Chúng là một nguồn giàu kali. Một cốc bơ có chứa tới 727 mg kali. Do đó, bạn nên tránh ăn bơ dưới mọi hình thức nếu đang gặp vấn đề về thận.

Các chuyên gia y tế cho biết, điều quan trọng đối với những người có sức khỏe thận kém là hạn chế ăn nhiều kali.

Thực phẩm đóng hộp

Hầu hết các loại thực phẩm đóng hộp đều có lượng natri cao do được thêm vào rất nhiều muối để bảo quản. Tốt hơn là nên chọn những loại không có hoặc ít muối. Xả và rửa sạch trước khi sử dụng cũng có tác dụng làm giảm lượng natri nạp vào cơ thể giúp giảm áp lực cho thận.

Bánh mì nguyên cám

Mặc dù bánh mì nguyên cám có hàm lượng chất xơ cao hơn. Tuy nhiên, nó cũng chứa nhiều phốt pho và kali. Một khẩu phần 30 gram có chứa tới 57 mg phốt pho và 69 mg kali.

Gạo lứt

Gạo lứt cũng vậy, có nhiều kali và phốt pho. Một cốc gạo lứt chứa 150 mg phốt pho và 154 mg kali. Bạn cần kiểm soát khẩu phần ăn nếu muốn tiếp tục tiêu thụ gạo lứt theo chế độ ăn kiêng và cân bằng với các loại thực phẩm khác không chứa nhiều kali và phốt pho.

Thịt đỏ

Theo Webmd, tiêu thụ quá nhiều thực phẩm giàu protein như thịt đỏ là nguyên nhân gây ra các vấn đề về thận. Protein là dưỡng chất cần thiết cho cơ thể nhưng nó khó tiêu hóa. Ăn nhiều protein khiến thận khó loại bỏ các chất thải ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, thịt đỏ kích thích sản xuất axit uric, nguyên nhân phổ biến gây sỏi thận.

Muối

Mỗi người trung bình cần hấp thu tối đa 2.300 mg natri/ngày (khoảng một thìa cà phê). Nếu bạn ăn quá nhiều muối, thận phải làm việc nhiều hơn để loại bỏ lượng natri dư thừa. Từ đó, chúng có thể giữ nước, dẫn đến huyết áp cao. Muối cũng có thể gây ra sỏi thận, khiến bạn buồn nôn, nôn, đau dữ dội và khó tiểu.

Rượu

Những người nghiện rượu nặng có nguy cơ mắc bệnh thận mạn tính. Uống khoảng 4-5 ly rượu trong vòng 2 giờ có thể gây tổn thương thận cấp tính. Điều này xảy ra trong thời gian dài sẽ gây tổn thương thận nghiêm trọng, khiến người bệnh phải chạy thận.

Chuối

Theo tạp chí Healthline, trái cây này chứa hàm lượng kali rất cao, có thể gây hại cho những người bị bệnh thận. Người trưởng thành khỏe mạnh nên ăn 3.500-4.700 mg kali/ngày từ thực phẩm, trong khi một quả chuối trung bình (150 g) đã chứa 537 mg. Nhưng nếu bạn bị bệnh thận, lượng kali tiêu thụ cần thấp hơn vì cơ thể không lọc được lượng dư thừa, có thể dẫn đến vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.

Sữa

Các sản phẩm từ sữa rất giàu vitamin và chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, tiêu thụ chúng quá nhiều, đặc biệt kèm thêm các thực phẩm giàu phốt pho, có thể gây hại thận. Ngoài ra, nếu thận hoạt động kém, chúng không thể loại bỏ phốt pho ra khỏi máu, dẫn đến xương mỏng và yếu theo thời gian, tăng nguy cơ gãy xương.

Cam

Cam được biết là có nhiều kali. Một quả cam lớn chứa 333 mg kali trong khi một cốc nước cam có chứa tới 473 mg kali. Nho, táo và nam việt quất là những thực phẩm thay thế tốt cho cam đối với người thận yếu.

Các sản phẩm dưa muối

Muối là một phần rất lớn của quá trình muối chua. Một lần sử dụng có thể chứa hơn 300 mg natri. Do đó, chỉ cần một chút dưa chua cũng dẫn đến quá lượng natri quá mức cho phép.

Quả mơ

Mặc dù mơ rất giàu vitamin C, A và chất xơ, nhưng chúng cũng là một nguồn kali khổng lồ. Một cốc có thể cung cấp 427 mg kali. Nó thậm chí còn tập trung nhiều hơn trong mơ khô. Một cốc mơ khô có chứa tới 1500 mg kali.

Khoai tây

Một củ khoai tây cỡ trung bình chứa 610 mg kali. Những thực phẩm có hàm lượng kali cao như vậy có thể được ngâm và rửa để giảm bớt lượng kali.

Hãy cắt các miếng khoai tây nhỏ và luộc chúng trong 10 phút để giảm hàm lượng kali tới 50%.

Cà chua

Cà chua là một thực phẩm hàng ngày khác chứa nhiều kali. Một cốc nước sốt cà chua có khoảng 900 mg kali. Một sự thay thế tốt cho nước sốt cà chua là sử dụng nước sốt ớt đỏ nướng sẽ ngon và ít kali hơn trong mỗi khẩu phần.

Bánh mỳ nguyên chất

Thực phẩm này rất bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, ăn bánh mỳ nguyên chất với số lượng lớn có thể gây hại thận nhiều hơn, đặc biệt là những người có vấn đề ở cơ quan này. Điều này là do lượng phốt pho và kali cao trong bánh mỳ. Một lát bánh mỳ ngũ cốc nguyên chất chứa 70 mg kali, 57 mg phốt pho, trong khi lát bánh mỳ trắng chỉ có 25 mg kali và 25 mg phốt pho.

Nước ngọt có ga

Nếu tiêu thụ nhiều hơn hai lon nước ngọt mỗi ngày, bạn có nguy cơ cao mắc chứng proteinuria (hàm lượng protein trong nước tiểu quá nhiều). Trong trường hợp này, sự bài tiết protein trong nước tiểu gia tăng, nghĩa là thận đã bị tổn thương. Ngoài ra, các loại đồ uống có ga còn chứa lượng calo, chất phụ gia và đường cao. Do đó, bạn nên tránh nước ngọt trong chế độ ăn uống nếu muốn thận khỏe mạnh.

Viên uống bổ sung vitamin C

Nghiên cứu của Viện Karolinska ở Stockholm, Thụy Điển cho thấy việc tiêu thụ viên uống bổ sung vitamin C hàng ngày làm tăng gấp đôi nguy cơ bị sỏi thận, nhất là ở nam giới. Nguyên nhân ở đây là do một phần vitamin C cơ thể hấp thụ sẽ được bài tiết ra đường tiểu dưới dạng oxalate, một trong những thành phần chính tích tụ nên sỏi thận.

Tác giả: LÊ VŨ (TỔNG HỢP)

Nguồn tin: Báo Tiền Phong