Nghệ An 24h

http://nghean24h.vn


Nhà bao việc mà vợ toàn vứt con cho mẹ chồng rồi ngâm mình trong nhà tắm cả tiếng, tôi bực mình đạp cửa xông vào thì choáng váng với cảnh tượng

Một chiều nọ, tôi đi làm về thì thấy bếp vẫn lạnh tanh, cơm nước chưa gì. Vừa thấy tôi xuất hiện, mẹ tôi đã mắng xơi xơi, bà kể tội vợ tôi rằng cô ấy chỉ đi tắm mà cả tiếng rồi.

Tâm – vợ tôi mới sinh con đầu lòng được 3 tháng. Tuy nhiên, niềm vui chẳng được bao lâu thì tôi lại cảm thấy vợ mình thật phiền phức.

Ngay trước ngày sinh, mẹ tôi đã bắt xe lên Hà Nội để tiện chăm con dâu ở cữ và cậu cháu đích tôn. Tôi thì rất vui, như thế mình nhẹ gánh, nhàn thân, tập trung cho chuyện kiếm tiền được. Nhưng Tâm thì lại không thích. Cô ấy và mẹ ngày nào cũng có chuyện để cãi cọ, rồi 2 người họ giận dỗi, đòi tôi phải đứng ra phân giải. Thành ra, tối nào đi làm về tôi cũng căng não nghĩ cách để không mất lòng cả hai.

Nhiều lần tôi nói một câu muốn hòa giải mà mẹ giận, vợ dỗi, con thì khóc ngằn ngặt trên tay, chỉ muốn bỏ lại tất cả mà lao ngay ra ngoài làm vài ly rượu. Tôi cũng thủ thỉ với mẹ rằng bớt soi mói, xét nét Tâm đi, rồi khuyên vợ nên nhịn mẹ chồng một chút, thế mà cả 2 con người ấy vẫn không ai chịu ai.

Suốt 3 tháng trời, cuộc sống khá bế tắc như thế. Tôi vẫn không biết làm thế nào…

Thời gian gần đây, mọi thứ lại càng đáng quan ngại. Tâm mặc dù là mẹ nhưng muốn dùng bỉm gì, sữa gì, ăn giờ nào, bao lâu thay bỉm cho con đều bị mẹ tôi can thiệp. Bà bảo bà là người dày dặn kinh nghiệm, Tâm thì học mót vài thứ trên mạng không đáng tin. Thế nên, mẹ tôi kiểm soát hết.

Thế nhưng, thằng bé chậm tăng cân thì bà lại đổ tại Tâm. Nào thì do Tâm lười ăn, sữa không đặc, sữa hoi nên con mới còi cọc. Và bữa ăn nào tôi cũng phải chứng kiến cảnh vợ vừa ăn vừa rơi nước mắt. Cô ấy cắm đầu cắm cổ nhét miếng chân giò, rồi đuôi lợn vào miệng mà như thể đang nhai rơm vậy. Còn mẹ thì ngồi bên liên tục gắp đồ đầy bát của cô ấy, miếng cũ chưa hết đã tới miếng sau.

 (Ảnh minh họa)

Tôi khuyên mẹ, nhưng bà bảo làm thế là tốt cho Tâm, tốt cho con trai chúng tôi. "Con thì biết gì. Mẹ bảo nó từ đầu rồi mà nó không chịu. Ăn uống kén chọn nên sữa mới không có dinh dưỡng, thằng bé mới còi cọc đó. Giờ thì phải chịu khó ăn bù thôi, ngán cũng phải ăn. Mà ngày xưa mẹ muốn có chân giò ăn còn chẳng được, giờ mấy đứa trẻ bọn con được chiều quá hóa hư rồi."

Xong xuôi, mẹ tôi dọn dẹp luôn cho, đẩy Tâm vào phòng bé con và hút sữa. Nhưng cô ấy như 1 cái bóng, bé thằng bé vào phòng ngủ, rồi đặt nó lên giường và chạy và WC nôn thốc nôn tháo. Tôi lo lắng hỏi, Tâm gạt đi, chẳng nói gì. Tôi cứ cảm thấy vợ mình thay đổi, cô ấy giờ trầm lặng một cách đáng sợ.

Nhưng rồi công việc lại cuốn tôi đi. Bẵng đi tận một buổi chiều tối nọ, tôi đi làm về thì thấy bếp vẫn lạnh tanh, cơm nước chưa gì. Mẹ tôi đang bế thằng bé, mặt mày quạu cọ. Nhìn thấy tôi, bà như tìm được chỗ xả, mắng xơi xơi: "Đây rồi, con về đây rồi. Trông thằng bé đi cho mẹ nấu cơm. Con xem có ai như vợ con không? Bảo mẹ bế con cho đi tắm rồi đứng trong đó cả buổi, nó định trốn việc à? Mà chẳng phải mỗi hôm nay, mấy nay nó đều thế. Mẹ nói với con rồi đó, mà con lại kêu cho vợ không gian riêng.

Nó không muốn nấu cơm, cũng chẳng muốn trông con, đàn bà con gái làm mẹ làm vợ mà vô trách nhiệm thế đấy!"

Nghe mẹ nói, tôi chưa rõ sự tình thế nào liền xồng xộc xông vào phòng riêng, rồi đạp tung cửa WC. Nhưng tôi hốt hoảng vì cảnh tượng trước mặt. Vợ tôi dùng dao lam rạch vào tay, dù một vết thương khá nhỏ thôi nhưng cô ấy vẫn ngất đi. Nước thì đang chảy xối xả. Tôi hốt hoảng bế cô ấy ra ngoài rồi đưa tới bệnh viện. Bác sĩ nói vợ tôi có dấu hiệu trầm cảm, suy nghĩ quá nhiều tới suy nhược cơ thể.

Hiện giờ, vợ tôi đã tỉnh, nhưng cô ấy không muốn nói gì nhiều. Tôi vô cùng kiên nhẫn gặng hỏi, Tâm mới tâm sự 1 chút rằng cuộc sống bế tắc khiến cô ấy quá mệt mỏi. Lúc nào cũng phải nhẫn nhịn, nghe lời mẹ chồng khiến cô ấy không còn là chính mình, tôi thì chẳng chịu lắng nghe, chỉ nói phải nhịn, làm con thì phải như thế… Tới lúc này tôi mới bật khóc, ôm vợ vào lòng. Tôi có lẽ quá vô tâm, phụ nữ sau sinh vốn đã nhạy cảm, tôi lại để cô ấy phải thiệt thòi nhiều.

Tác giả: M51

Nguồn tin: Nhịp sống Việt