Dự án JICA2 tại Tương Dương: Kỳ 1 - “Có ném tiền qua cửa sổ”
- 13:07 15-10-2020
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Được biết dự án này thực hiện tại Nghệ An với tổng diện tích hơn 600ha , gồm ba huyện Tân Kỳ, Quỳnh Lưu và Tương Dương. “Nếu như hai huyện khác chọn cây Keo và cây Sao Đen và một vài loại khác để thực hiện dự án và tính tới thời điểm hiện nay cơ bản đã hoàn thành và đã bàn giao cho các Ban quản lý rừng phòng hộ ở các địa phương để quản lý” Ông Nguyễn Quang Hảo, Phó giám đốc phụ trách dự án JICA 2 cho biêt
Rừng xanh tốt từ cây Keo dự án hay từ cây dại |
Trong khi đó Tương Dương bắt đầu thực hiện dự án từ năm 2014, ban đầu lại chọn Lát Hoa và Xoan để trồng, tuy nhiên sau một năm thì chết sạch bắt buộc lại phải chọn cây keo để trồng thế vô. Bởi vậy dù trồng tự năm 2014 đến nay, những dự án ở đây vẫn chưa hoàn thành.
Theo dự án, mức đầu tư cho ha đất để trồng cây là 30 triệu trong vòng 4 năm từ trồng, chăm sóc và bảo vệ, (gồm 1 năm trồng và 3 năm chăm sóc). Tuy nhiên với bản chất dự án được tài trợ từ chính phủ Nhật Bản nên chỉ được nghiệm thu và bàn giao khi đạt yêu cầu, đó là tỉ lệ sống của cây đạt 75% với mật độ trồng 1100 cây/ha. Nên BQLRPH Tương Dương phải trồng cây Keo để thay thế cây Lát và Xoan đã chết bằng nguồn tiền của Ban được trích ra từ hoạt động sự nghiệp có thu của mình. Ông Nguyễn Tất Hòa, Giám đôc Ban QLRPH Tương Dương cho biết “Chúng tôi phải bỏ công và tiền để thực hiện dự án”.
Những khoảng rừng trồng Keo thuộc dự án JICA2 |
Để giúp độc giả có cái nhìn rõ hơn về vấn đề, ai là người chọn cây Lát và Xoan để trồng để thực hiện dự án và nguyên nhân nào làm cây lạt và xoa bị chết cũng như trách nhiệm của các bên liên quan. Nhóm pv chúng tôi đã có buổi làm việc với ông Nguyễn Quang Hảo, phó giám đốc phụ trách dự án JICA2 tại Nghệ An. Tại buổi trao đổi ông Hảo cho biết, đây là một dự án thuộc nhóm Ô, thuộc cấp Trung ương, việc thực hiện dự án còn có một ban giám sát. Về cây giống, thường do chính quyền địa phương họ đề xuất, nếu nằm trong danh mục, sau đó xem xét thầy phù hợp và quyết định trồng. Còn nguyên nhân cây Lát và Xoan chết là do một loài sâu bệnh, cũng như điều kiện lập địa chưa phù hợp và cả nguyên nhân khách quan do trâu, bò dê vào ăn mất". Như vậy việc chọn cây Lát và Xoan để thực hiện dự án JICA2 ở Tương Dương là do đề xuất của UBND huyện và Ban QLRPH sau đó được xem xét và được chấp thuận. Tuy nhiên khi chúng tôi muốn hỏi trách nhiệm chính thuộc về ai thì ông Hảo cho biết "có nhiều nguyên nhân như đã nói trên nên rất khó quy trách nhiệm cụ thể cho”
Để có cái khách quan, đồng thời xem xét việc cây Keo trên địa bàn được chọn thực hiện ở Tương Dương phát triển như thế nào có đúng như lời vị Giám đốc dự án JICA 2 tại Nghệ An khẳng định với các cơ quan truyền thông vào đầu năm 2019“ Dự án JICA2 đã kết thúc, nay chỉ chờ bàn giao”.
Nhiều cây mới chỉ cao bằng gang tay |
Nhóm Pv chúng tôi đã vào bản Phà Lõm, xã Tam Hợp, Tương Dương (Nghệ An) để tìm hiểu. Từ xa nhìn lại những vạt rừng được chọn thực hiện dự án là những mảnh rừng xanh tốt, nhưng lại gần mới biết màu xanh đó không do những cây Keo tạo nên mà nó được tạo từ những cây dại như cỏ Tranh. Phải vạch những bụi cây dại mới thấy được cây keo, phát triển không đồng đều, có cây cao hơn người, nhưng có cây cao bằng gang tay.
Trao đổi với chúng tôi ông Lầu Bá Chò ở bản Phà Lõm cho biết “Gia đình nhận phát và trồng cây Keo dự án gần 2 ha rừng, nhưng đến nay mới chỉ trồng được gần 1ha. Tỉ lệ cây sống thấp lắm, phải trồng đi trồng lại mấy lần, nhiều cây sống cũng bị sâu bệnh phá hoại” Ông Chò còn cho biết thêm “Mình trồng theo hình thức, bên phòng hộ phát cây giống, sau này nhà mình sẽ được chặt đen bán”.
Tỉ lệ cây sống thấp, thì việc hoàn thành dự án theo tỉ lệ 75% cây sống trên 1100 cây/ha(gần 800 cây/ha) là còn quá xa vời. Và việc người dân nhận trồng và chăm sóc sau đó chặt đem bán liệu có đúng mục đích ý nghĩa dự án “phục hồi và quản lý bền vững rừng phòng hộ”. Nhưng câu hỏi này xin dành cho các đơn vị liên quan trả lời.
Cây chết là do nhiều nguyên nhân, tuy nhiên để trồng thành rừng như yêu cầu của dự án thì tiền được trích ra từ nguồn từ sự nghiệp có thu của Ban QLRPH Tương Dương. Việc cây Lát Hoa và Xoa chết trắng trên đất dự án JCA2 tại Tương Dương có trách nhiệm các cấp từ huyện lên ra đến Trung ương thuộc dự án. Từ các khâu chọn cây, khảo sát lập địa, giám sát và cả trong quá trình trồng, chăm sóc và bảo vệ… tuy nhiên đến nay khó quy trách nhiệm cho một ai, nên dẫn tới tình trạng “huề cả làng”.
Èo uột vài cây keo cả to lẫn nhỏ sau khi được phát cỏ dại |
Dự án JICA2. Với tên tiếng việt “Dự án phục hồi và quản lý bền vững rừng phòng hộ.”
Được tài trợ chính bởi Chính phủ Nhật Bản – Thông qua Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA).Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, làm cơ quan chủ quản đầu tư.Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp, làm chủ đầu tư / Chủ dự án. Ban quản lý dự án JICA2 Trung ương làm đơn vị thực hiện dự án/ Cơ quan thực hiện dự toán.
Dự án này Dự án triển khai tại 11 tỉnh, gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận và Bình Thuận.
Với tổng nguồn vốn: 9.534 triệu Yên Nhật (tương đương 123.497 triệu USD). Trong đó có vốn vay ưu đại của chính phủ nhật ODA với lãi xuất 0,3%/ năm, với thời hạn vay 40 năm, trong đó có 10 năm ân hạn. Và các nguồn vốn đối ứng cấp qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và vốn đối ứng của các tỉnh tham gia dự án.
Mục tiêu chung của dự án quản lý và bảo vệ bền vững rừng phòng hộ;Phục hồi và bảo tồn đa dạng sinh học; Hỗ trợ việc xóa đói giảm nghèo ở khu vực miền núi.
Trong đó mục tiêu củ thể; Phục hồi và phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn tại 11 tỉnh từ Thanh Hóa đến Bình Thuận. Tăng cường năng lực cho chính quyền địa phương và chủ rừng phòng hộ. Cải thiện sinh kế cho các công đồng, những người sẽ tham gia quản lý rừng phòng hộ.
Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu sẽ tiếp tục thực hiện kỳ 2 về loạt bài về dự án JICA2 tại Nghệ An có tựa đề “ Dự án JICA2 tại Tân Kỳ…. Có làm thất thoát về kinh tế”
Tác giả: Ngọc Giáp
Nguồn tin: doanhnghiepthuonghieu.vn