Thực hư tin đồn kem chống nắng có thể gây ung thư, ảnh hưởng nội tiết
- 09:11 03-07-2020
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Những ngày gần đây, nắng nóng kéo dài khiến nhu cầu sử dụng các sản phẩm kem chống nắng xu hướng tăng. Tuy nhiên có ý kiến cho rằng, kem chống nắng có thể làm tăng nguy cơ ung thư và làm ảnh hưởng nội tiết.
Theo BS Hoàng Văn Tâm - Phó Trưởng Khoa Điều trị Nội trú ban ngày, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, có nhiều loại kem chống nắng trong đó phổ biến nhất là loại chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học. Trong đó, kem chống nắng vật lý thường không hấp thu vào cơ thể, còn kem chống nắng hóa học thì ngược lại.
Đối với kem chống nắng vật lý, gần đây các nhà sản xuất hạt nano giúp hạn chế hiện tượng tán xạ của nguyên liệu và kẽm oxit. Cách làm này lại đem lại lo ngại về sự hấp thu toàn thân của chúng lên làn da.
Vài nghiên cứu gần đây cho thấy, dạng nano của nguyên liệu (TiO2) và kẽm oxit (ZnO) không xâm nhập hoặc xâm nhập không đáng kể qua làn da lành lặn.
BS Hoàng Văn Tâm - Phó Trưởng Khoa Điều trị Nội trú ban ngày, Bệnh viện Da liễu Trung ương thăm khám cho bệnh nhân. |
Còn kem chống nắng hoá học hầu hết chứa một hoặc nhiều thành phần khác nhau như avobenzone, oxybenzone, octocrylene, hoặc ecamsule (liều lượng 2mg/cm2 cho 75% diện tích cơ thể với 4/lần/ngày). Nồng độ các chất này đều vượt ngưỡng quy định 0,5 ng/ml.
Tuy nhiên, có thực trạng hầu như mọi người không thoa đủ lượng kem chống nắng như khuyến cáo. Ngoài ra, diện tích da sử dụng và số lần sử dụng của mỗi người thường ít hơn so với thử nghiệm… và các chất chống nắng hóa học khác 4 loại trên hầu như không hấp thu toàn thân.
Theo BS Tâm, người ta ước tính rằng nếu 1 người bôi kem chống nắng có chứa avobenzone với hàm lượng 2mg/cm2 trên dện tích da toàn bộ cơ thể cần 35 năm để đạt được nồng độ gây bệnh như trên chuột.
Một số nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng sử dụng kem chống nắng có chứa oxybenzone không làm thay đổi đáng kể chức năng nội tiết, sinh sản hoặc tuyến giáp. Không chỉ có vậy, kể từ khi phát hiện ra oxybenzone từ năm 1978 đến này chưa có tác dụng phụ toàn thân nào được phát hiện ở người.
Do vậy, BS Tâm cho rằng, mặc dù các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm trước đây chỉ ra một số nguyên liệu có hại được sử dụng trong kem chống nắng, nhưng hiện các nhà sản xuất đều không còn được sử dụng nữa.
Nói một cách khách, những thành phần chống nắng gây tác dụng phụ toàn thân được nghiên cứu đầy đủ và cấm dùng cho tới hiện tại.
“Vì thế việc sử dụng kem chống nắng vẫn là biện pháp an toàn, hiệu quả để tránh cho da bạn bị bỏng, đen và hơn hết là giảm được nguy cơ lão hoá da, ung thư da sau này”, BS Tâm khuyến cáo.