Nghệ An 24h

http://nghean24h.vn


Những lần dính ‘phốt’ to của bảo hiểm Manulife, khách hàng cần trọng để không nhận ‘quả đắng’

Diễn viên Việt Anh bức xúc: "Tôi tiếp tục chờ 6 tháng, từ tháng 12/2019 đến tháng 6/2020, đã bao nhiêu lần ban pháp chế làm việc với đại lý và cũng không cho tôi được câu trả lời trường hợp của tôi xử lý như thế nào.

 Trước những “lùm xùm” về Bảo hiểm Nhân thọ Manulife mà khách hàng luôn là người “chịu thiệt”, thất thế trong cuộc chiến pháp lý, do đó, cần cẩn trọng để tránh rơi vào tình cảnh “trắng tay” khi tham gia bảo hiểm Manulife.

“Câu giờ” thực hiện nghĩa vụ với khách hàng

Vừa qua, dư luận không khỏi xôn xao trước những lùm xùm giữa diễn viên Việt Anh (phim "Chạy án", "Người phán xử"…) và Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Manulife Việt Nam.

Được biết, câu chuyện đòi hợp đồng của nam diễn viên kéo dài từ tháng 6/2019. Sau 6 tháng (cụ thể vào tháng 12/2019), khi được Giám đốc chi nhánh bảo hiểm gợi ý làm thủ tục đổi đại lý bảo hiểm để được giải quyết, diễn biên Việt Anh đã làm theo và nhận được thông báo bằng email của đơn vị bảo hiểm thông báo hoàn tất việc đổi đại lý. Tuy nhiên, theo nội dung email, phía bảo hiểm yêu cầu khách hàng đóng tiền mặc dù trước đó anh đã đóng tiền đầy đủ trong 1 năm.

 Diễn viên Việt Anh nhận "quả đắng" khi tham gia bảo hiểm Manulife

Diễn viên Việt Anh bức xúc: "Tôi tiếp tục chờ 6 tháng, từ tháng 12/2019 đến tháng 6/2020, đã bao nhiêu lần ban pháp chế làm việc với đại lý và cũng không cho tôi được câu trả lời trường hợp của tôi xử lý như thế nào.

Vừa rồi, ngày 30/5, khi tôi đưa con tôi đi khám tại bệnh viện thì tại đây họ từ chối bảo hiểm của tôi với lý do hợp đồng đang thu xếp. Trong khi đó, giá trị và hợp đồng về thời gian của tôi vẫn còn ít nhất đến tháng 6/2020.

Vấn đề ở đây, hãng bảo hiểm đã xử lý thế nào trường hợp của tôi, khi 6 tháng rồi vẫn không đưa ra câu trả lời thỏa đáng. Cách quản lý đại lý của Manulife làm sao để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng vì đa phần người mua đều mua qua đại lý".

Anh cũng thông tin thêm, do quá bức xúc trước cách giải quyết vụ việc, anh đã chia sẻ câu chuyện của mình trên Facebook cá nhân. Tuy nhiên, chỉ ít phút sau, Facebook của nam diễn viên đã bị đánh sập.

Trả lời câu hỏi "diễn viên Việt Anh đưa tiền cho đại lý nộp thay mình có cơ sở pháp lý hay không" trên tờ Vietnamnet, Luật sư Đinh Thị Hòa - Giám đốc Công ty Luật Quốc Tế DTH cho biết, theo quy định tại khoản 3 Điều 85 Luật Kinh doanh bảo hiểm thì đại lý được ủy quyền “Thu phí bảo hiểm”.

Do đó, việc diễn viên Việt Anh chuyển tiền cho đại lý này đóng là hoàn toàn phù hợp quy định của pháp luật”, Luật sư Đinh Thị Hoà khẳng định.

Bị tố “vô trách nhiệm” vẫn đạt giải thưởng dịch vụ tốt?

Tháng 9/2019, Trên tờ Thương hiệu và Công luận phản ánh: Khách hàng N.T.T ở Hà Nội, từ năm 2011, anh này đã mua gói bảo hiểm PHÚC LỘC ĐĂNG KHOA – CỬ NHÂN cho con của Công ty TNHH Manulife (Việt Nam), khi đó số tiền phải đóng là 20,4 triệu đồng/năm. Đến năm 2013, số tiền khách hàng đóng hàng năm có giảm đi một chút, còn phải đóng là 19,8 triệu đồng. Theo anh T, anh đã đóng bảo hiểm suốt 9 năm (từ năm 2011), mỗi năm gần 20 triệu đồng, tuy nhiên, không nhận được bất cứ thông báo nào về việc Manulife thay đổi hợp đồng mức phí đóng và cắt phần bảo hiểm y tế (BHYT) của anh.

 Theo anh T, Manulife đã quanh co và nhân viên có thái độ không tốt với khách hàng. Đây cũng là điều làm anh T cảm thấy bức xúc nhất về cách làm việc của Manulife.

 

Mới đây, khách hàng N.T.T phải nằm viện, sau đó, khách hàng này đến công ty bảo hiểm Manulife làm thanh toán tiền BHYT, thì nhận được câu trả lời từ phía Manulife, phần BHYT của anh đã bị cắt từ năm 2013, nhưng phần bảo hiểm học tập cho con vẫn giữ nguyên, điều đó lý giải tại sao từ năm 2013 số tiền khách hàng phải đóng đã giảm đi 600 nghìn/năm.

Tuy nhiên, phản ánh với PV, anh T. cho biết anh không nhận được bất cứ thông báo nào về việc Manulife thay đổi hợp đồng và cắt phần BHYT của anh trên Hợp đồng.

Theo anh T, Manulife đã quanh co và nhân viên có thái độ không tốt với khách hàng. Đây cũng là điều làm anh T cảm thấy bức xúc nhất về cách làm việc của Manulife.

Tháng 5/2019, tờ Kinh doanh & Pháp luật có bài viết phản ánh:

Năm 2017, bảo hiểm Manulife bị khách hàng tố vô trách nhiệm, không thanh toán tiền bảo hiểm theo thỏa thuận hợp đồng. Cụ thể, ngày 28/1/1016 chị H. có ký hợp đồng mua bảo hiểm sản phẩm "quà tặng con yêu", trong hợp đồng có nêu rõ quyền lợi bảo hiểm tử vong.

Sau khi con mất, chị có làm đơn yêu cầu quyền lợi bảo hiểm khi tử vong. Tuy nhiên, đến ngày 26/4/2017, Manulife có gửi thư từ chối với lý do từ ngày 04/03/2016 đến ngày 10/3/2016 con tôi điều trị tại Bệnh viện Nhi trung ương với chuẩn đoán "viêm phổi, nhược cơ". Bệnh án ghi nhận bé Nhi có tiền sử "phát hiện nhược cơ bên trái từ lúc sinh ra".

Căn cứ vào Điều 18, Luật Kinh doanh bảo hiểm ngày 09/12/2000, bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ kê khai trung thực, đầy đủ mọi chi tiết liên quan đến hợp đồng bảo hiểm. Vì vậy, Manuliffe từ chối giải quyết quyền lợi bảo hiểm vì gia đình đã không kê khai trung thực bệnh của con.

Tuy nhiên, thời điểm mua bảo hiểm cho bé là ngày 28/1/2016 khi ấy gia đình chưa biết bé bị bệnh. Đến ngày nhập viện đầu tiên theo như Manulife điều tra là tháng 3. Đó là thời gian sau ngày kí kết hợp đồng và tận ngày 6/5/2016 Bệnh viện Nhi mới chuẩn đoán chính thức cháu bị bệnh.

Được biết, trong hợp đồng có nêu rõ ngày cấp hợp đồng là ngày công ty hoàn tất thẩm định và chấp thuận bảo hiểm và hợp đồng. Vì vậy, theo quy định công ty đã phải thẩm định đầy đủ sức khỏe của đối tượng mua bảo hiểm thì mới bán.

Sự việc trên chưa nguôi ngoai thì một vụ lùm xùm khác không kém gay gắt của doanh nghiệp này. Cụ thể, ngày 30/06/2017, ông Phạm Việt Lâm trú tại quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội ký hợp đồng bảo hiểm tự nguyện với gói sản phẩm tên "gia đình tôi yêu". Đặc biệt, ông không phải đi khám sức khỏe trước khi ký hợp đồng (tại thời điểm ký HĐ ông đã 41 tuổi).

Ông Lâm đã mua với thời hạn hợp đồng lên tới 58 năm, một năm thanh toán một lần với phí là: 37.440.000 đ/năm. Trong gói sản phẩm này, ngoài việc chi trả quyền lợi khi có sự kiện bảo hiểm theo lẽ thông thường, nó còn hơn 1 số gói sản phẩm khác đó là được quyền lợi bảo hiểm tăng cường với 5 tiêu chí cụ thể với hàng loạt các loại bệnh lý hiểm nghèo khi khám, chữa sẽ được trả quyền lợi bảo hiểm.

Đến tháng 10/2017, ông Lâm được bác sĩ chẩn đoán huyết áp tăng cao dẫn tới suy tim, buộc phải nằm viện. Sau đó, ông có gửi toàn bộ giấy tờ liên quan đến bệnh án cho phía công ty bảo hiểm để được thanh toán chi phí theo đúng quy trình.

Tuy nhiên, hơn hai tháng ông Lâm không nhận được bất kỳ một văn bản trả lời nào từ phía công ty bảo hiểm Manulife. Đến ngày 24/12/2017 công ty này gửi trả toàn bộ phí bảo hiểm, chấm dứt hợp đồng với phía ông mà không một lý do chính đáng nào được đưa ra.

Liên tiếp bị "dính" tai tiếng trong hai năm 2017, 2018 nhưng cũng trong thời điểm này bảo hiểm Manulife lại vinh dự nhận được giải thưởng Rồng Vàng 2017 với danh hiệu “Dịch vụ Bảo hiểm Nhân thọ Tốt nhất”; “Công ty bảo hiểm nhân thọ tốt nhất về chuyển đổi số hóa năm 2019 tại Việt Nam”; Danh hiệu Công ty Bảo hiểm Nhân thọ (BHNT) có Dịch vụ và Trải nghiệm Khách hàng Tốt nhất; “Nơi làm việc tốt nhất ngành bảo hiểm” liên tục hai năm 2017, 2018 và đứng thứ 22 trên 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam... Nhiều người nghi ngờ về chất lượng những giải thưởng mà Manulife đã đạt được.

Sếp bị “tố” nhận hối lộ

Ngày 10/3/2020, Cục An ninh kinh tế - Bộ Công an đã ban hành văn bản số 1136/ANKT-ANTCĐT do Phó Cục trưởng Đại tá Đỗ Triệu Phong ký về việc trả lời đơn tố cáo của bà NTBML.

Đơn tố cáo có nội dung nghi ngờ bà Trần Thị Kim Cương, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Quản lý Quỹ Manulife Investment Việt Nam đã có hành vi hối lộ cho chuyên viên của Ủy ban chứng khoán Nhà Nước (UBCK) nhằm để lấy giấy phép phát hành lần đầu ra công chúng của Quỹ Cân bằng Manulife.

 Đơn tố cáo có nội dung nghi ngờ bà Trần Thị Kim Cương, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Quản lý Quỹ Manulife Investment Việt Nam đã có hành vi hối lộ cho chuyên viên của Ủy ban chứng khoán Nhà Nước (UBCK) nhằm để lấy giấy phép phát hành lần đầu ra công chúng của Quỹ Cân bằng Manulife.

Bà NTBML chính là nguyên đơn trong vụ án dân sự về việc "Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động" giữa bà NTBML và Công ty TNHH Quản lý Quỹ Manulife Investment (Việt Nam).

Căn cứ vào nhiệm vụ, quyền hạn, Cục An ninh kinh tế đã chuyển đơn tố cáo của bà NTBML đến Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lâụ - Bộ Công an để xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.

Trước khi đơn tố cáo của là L. được gửi lên Cục An ninh kinh tế - Bộ Công an, bà L. đã gửi đơn tố cáo lên Phòng An ninh Kinh tế - Công an TP.HCM và Phòng An ninh Kinh tế - Công an TP.HCM đã có văn bản trả lời kết quả xử lý đơn tố cáo của bà L.

Theo Phòng An ninh Kinh tế - Công an TP.HCM, sau khi xem xét đơn tố cáo và các tài liệu do bà L. cung cấp, Phòng An ninh Kinh tế cho rằng đối với nội dung tố cáo liên quan đến hành vi hối lộ của bà Trần Thị Kim Cương, Tổng Giám đốc công ty TNHH Quản lý Quỹ Manulife Investment (Việt Nam) cho nhân viên Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) không thuộc thẩm quyền giải quyết của Phòng An ninh Kinh tế, Công an Thành phố. Vì vậy, Phòng An ninh Kinh tế - Công an TP.HCM đề nghị bà L. liên hệ Bộ Công an để được hướng dẫn giải quyết theo thẩm quyền quy định.

Đối với các nội dung tố cáo sai phạm trong hoạt động của công ty TNHH Quản lý Quỹ Manulife Investment (Việt Nam) có dấu hiệu vi phạm pháp luật (bao gồm: nghi ngờ bà Trần Kim Cương vi phạm nghiệp vụ quản lý doanh mục đầu tư là một trong những nguyên nhân khiến công ty Bảo hiểm Nhân thọ Manulife lỗ sau thuế hơn 1.007 tỷ đồng trong năm 2017, lỗ hơn 2.173 tỷ đồng trong năm 2018 và có hành vi trả thù cá nhân đối với bà NTBML vì dám tố cáo sai phạm – theo đơn tố cáo), Phòng An ninh Kinh tế TP.HCM cho rằng, chưa đủ căn cứ xác định các hành vi này vi phạm pháp luật hình sự. Phòng An ninh Kinh tế TP.HCM sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan quản lý để tiếp tục làm rõ và sẽ thông báo đến bà L. khi có kết quả.

Ngày 29/11/2019, Uỷ ban chứng khoán Nhà nước đã có kết luận nội dung tố cáo do Phó Chủ tịch Phạm Văn Hoàng ký khẳng định các nội dung Công ty Quản lý Quỹ Manulife Investment công bố thông tin các nhân khi chủ thể liên quan chưa đồng ý; Công ty vi phạm về công bố thông tin bất thường liên quan đến việc "sửa đổi, bổ sung bản cáo bạch" của Quỹ đầu tư cổ phiếu Manulife và quỹ đầu tư cân bằng Manulife; tố cáo công ty bổ nhiệm trưởng phòng nghiệp vụ Quản trị quỹ khi cá nhân không có chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ do bà L. tố cáo là đúng.

Được biết, Công ty TNHH Quản lý Quỹ Manulife Việt Nam ("Manulife Asset Management Vietnam Company Limited") hay ManulifeAM Việt Nam là công ty thành viên trực thuộc Tập đoàn Quản lý Tài sản Manulife ("Manulife Asset Management"). ManulifeAM Việt Nam là công ty quản lý quỹ độc lập, hoạt động chịu sự giám sát của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Trước những “lùm xùm” về Bảo hiểm Nhân thọ Manulife mà khách hàng luôn là người “chịu thiệt”, thất thế trong cuộc chiến pháp lý, do đó, cần cẩn trọng để tránh rơi vào tình cảnh “trắng tay” khi tham gia bảo hiểm Manulife.

Là thành viên của Manulife Financial, Manulife Việt Nam là doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ nước ngoài đầu tiên có mặt tại Việt Nam từ năm 1999 và sở hữu tòa nhà trụ sở riêng có với giá trị đầu tư hơn 10 triệu USD. Với bề dày kinh nghiệm và uy tín toàn cầu, Manulife hiện là Công ty Bảo hiểm Nhân thọ lớn nhất Việt Nam, tính theo vốn điều lệ.

Tác giả: Nhung Trần

Nguồn tin: suckhoecongdongonline.vn