Lương của công chức, viên chức sau ngày 1/7 có gì mới?
- 15:39 30-06-2020
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet |
Cụ thể, theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức năm 2019 chỉ có ba trường hợp biên chế suốt đời, được áp dụng với các trường hợp: Viên chức được tuyển dụng trước 1/7/2020; Cán bộ, công chức chuyển thành viên chức; Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Theo quy định tại Luật Viên chức 2010, Hợp đồng làm việc xác định thời hạn có hiệu lực trong thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng. Tuy nhiên, trong Luật sửa đổi, bổ sung 2019, hợp đồng này được kéo dài trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 60 tháng.
Bên cạnh đó, Luật sủa đổi yêu cầu phải thực hiện công khai kết quả đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức tại nơi làm việc, theo đó kết quả xếp loại được thực hiện theo bốn mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ và không hoàn thành nhiệm vụ.
Kết quả đánh giá sẽ được lưu vào hồ sơ cán bộ, công chức và thông báo đến người được đánh giá, đồng thời công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi cán bộ, công chức công tác. Đối với cán bộ, công chức có hai năm liên tiếp xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền cho thôi làm nhiệm vụ...
Đặc biệt, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV vừa qua, Quốc hội đã quyết định chưa tăng lương cơ sở từ ngày 1/7/2020. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho biết, để khắc phục tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 đến cân đối ngân sách nhà nước, việc chưa tăng lương cơ sở là cần thiết, thể hiện sự đồng lòng cùng chia sẻ khó khăn với Nhà nước.
Như vậy, lương cơ sở của cán bộ, công chức, viên chức, lương hưu vẫn giữ ở mức 1.490.000 đồng/tháng, cùng với đó là các khoản khác tính theo lương cơ sở cũng sẽ giữ nguyên.
Tác giả: T. Anh (t/h)
Nguồn tin: tapchitaichinh.vn