Nguyên Phó GĐ Sở LĐ-TB&XH Bình Định lừa đảo thế nào... bị truy nã?
- 09:55 06-05-2020
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Ngày 5/5, Cơ quan cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Bình Định ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và truy nã đặc biệt nguy hiểm đối với ông Trương Hải Ân, nguyên Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh này về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.
Ông Trương Hải Ân (SN 1974, trú phường Nhơn Phú, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) nguyên là Phó giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tỉnh Bình Định. Theo xác minh của cơ quan chức năng, từ tháng 6/2019 đến nay, ông Trương Hải Ân cùng gia đình đi khỏi địa phương, đi đâu làm gì không xác định được.
Trước đó, Công an tỉnh Bình Định cũng đã phát thông báo yêu cầu ông Trương Hải Ân, đến làm việc để giải quyết đơn tố cáo hành vi chiếm đoạt tài sản.
Theo Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Định, đơn vị này đang xác minh đơn thư tố cáo ông Trương Hải Ân đã lấy lý do đáo hạn ngân hàng, kêu gọi đầu tư mua bất động sản có thỏa thuận trước về thời hạn trả và lãi suất, lợi nhuận được hưởng… để huy động tiền của nhiều cá nhân trên địa bàn tỉnh Bình Định. Tuy nhiên, ông Ân không trả được nợ, đã bỏ việc và cùng gia đình đi khỏi địa phương.
Ông Trương Hải Ân bị truy nã đặc biệt |
Cuối năm 2018, ông Ân có đơn xin nghỉ phép tại cơ quan để đi chữa bệnh. Cũng trong thời gian này, các cơ quan chức năng tỉnh Bình Định liên tục nhận được nhiều đơn tố cáo ông Ân nợ nần hàng chục tỷ đồng.
Tháng 9/2019, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định đã ký quyết định kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc đối với ông Ân. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Định cũng đã xem xét, xử lý kỷ luật đối với ông Trương Hải Ân do có những vi phạm như: Vi phạm quy chế làm việc, báo cáo không trung thực lý do xin nghỉ ốm, tự ý nghỉ việc khi chưa có sự đồng ý của lãnh đạo sở, không chấp hành ý kiến chỉ đạo của cấp trên; bỏ sinh hoạt đảng…
Trao đổi với PV Kiến Thức về vụ việc trên, luật sư Đặng Văn Cường, luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp (đoàn luật sư thành phố Hà Nội) cho biết: Theo thông tin sự việc từ phía cơ quan chức năng thì ông Trương Hải Ân bị khởi tố về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản chứ không phải là tội danh thuộc nhóm phạm về chức vụ. Hành vi ban đầu được xác định là lợi dụng uy tín của mình để vay mượn nhiều người, sau đó bỏ trốn...
Về mặt lý luận thì với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì: Chức vụ quyền hạn, vị trí công tác, mối quan hệ, điều kiện kinh tế, khả năng ngoại giao hoặc các lý do khác chỉ là nguyên nhân, động cơ, là cái tạo ra sự “tín nhiệm” trong quan hệ dân sự, là điều kiện để những người bị hại thực hiện các giao dịch dân sự đối với đối tượng, sau đó lợi dụng uy tín đó đối tượng đã gian dối, bỏ trốn hoặc sử dụng tiền vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến mất khả năng trả lại tài sản...
Theo quy định của pháp luật thì dù là nguyên nhân, điều kiện nào để tạo ra uy tín, “tín nhiệm” trong các giao dịch dân sự sau đó có hành vi với mục đích chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng trở lên thì đều có thể bị xử lý hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Còn hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, danh nghĩa cơ quan, tổ chức để tạo ra uy tín, nhận tài sản của người khác rồi chiếm đoạt thì đây là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm d, khoản 2, Điều 175 Bộ luật hình sự năm 2015.
Luật sư Đặng Văn Cường |
Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: |