Rạn da vùng bụng - nỗi sợ của tất cả chị em, làm thế nào để ngăn ngừa tình trạng này?
- 15:23 31-03-2020
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Rạn da vùng bụng khi mang thai là một trong những vấn đề được nhiều chị em phụ nữ quan tâm hiện nay. Sau 24 tuần mang thai, nhiều bà mẹ bắt đầu xuất hiện những vết rạn trên bụng, ban đầu có sọc dọc màu đỏ sẫm hoặc tím, giống như những đường dưa hấu. Sau khi sinh con, các vết rạn da sẽ không tự lành, nhưng chúng sẽ mờ dần và trở thành nhiều vệt trắng gây mất thẩm mỹ.
Rạn da có tỷ lệ mắc lâm sàng cao, cứ 10 người phụ nữ thì có khoảng 6 người phải muộn phiền vì tình trạng này. Mặc dù nó không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe thể chất của phụ nữ, nhưng việc tự chữa lành khá khó khăn và thiếu phương pháp điều trị hiệu quả có thể ảnh hưởng lớn đến vẻ đẹp của vùng da bụng người phụ nữ.
Cách ngăn ngừa rạn da trước khi sinh
Nguyên nhân của các vết rạn da ở bụng vẫn chưa thực sự được thống kê đầy đủ. Hiện tại, người ta thường tin rằng những thay đổi về độ căng của da và nồng độ hormone khi mang thai là nguyên nhân chính gây ra tình trạng này.
|
Dưới đây là một số phương pháp phòng ngừa tình trạng rạn da trước sinh dựa trên nguyên nhân, các yếu tố nguy cơ cao và phương pháp điều trị.
1. Kiểm soát cân nặng hợp lý
Khi mang thai, tử cung mở rộng và bụng phình ra. Các sợi đàn hồi và sợi collagen của da sẽ căng ra do sự căng cơ bụng tăng lên. Nếu bạn bị béo phì trước khi mang thai hoặc tăng cân khi mang thai quá nhanh, áp lực gia tăng ở bụng sẽ làm căng thêm các sợi da, gây tổn thương và gãy các nhân tố cấu thành nên sợi da, khiến da bụng trở nên mỏng hơn và hình thành các vết rạn. Do đó, việc kiểm soát cân nặng khi mang thai là rất quan trọng, bạn chỉ nên tăng từ 10-12kg để trong giai đoạn này.
|
2. Mát xa tinh dầu
Có số nghiên cứu cho thấy, sau 19 tuần mang thai, việc bôi dầu hạnh nhân và mát xa trong 15 phút trước khi đi ngủ lên vùng bụng bầu có thể ngăn ngừa rạn da hiệu quả. Ngoài dầu hạnh nhân, bạn có thể sử dụng kem chuyên trị chống căng da, dầu ô liu cũng rất tốt, giúp ngăn ngừa nguy cơ rạn da vùng bụng hiệu quả.
Lưu ý, tuyệt đối không nên xoa bóp bụng trong vòng 3 tháng đầu sau khi mang thai.
|
3. Chế độ dinh dưỡng
Ăn nhiều thực phẩm giàu protein và vitamin (từ hải sản, thịt nạc, rau...) khi mang thai, tránh ăn quá nhiều polysacarit và chất béo, đồng thời thực hiện các bài tập phù hợp (như chạy bộ, đi bộ, yoga...) trước hoặc trong khi mang thai đều có tác dụng tốt trong việc tăng độ đàn hồi cho da.
|
Phòng vẫn hơn chống, ngay từ khi mang thai bạn nên chú trọng đến việc sử dụng các biện pháp phòng ngừa nguy cơ rạn da ngay từ đầu. Được như vậy, dù vẫn gặp phải tình trạng này thì hiệu quả điều trị vẫn sẽ tốt hơn so với việc không áp dụng biện pháp phòng ngừa ngay từ đầu. Nếu bạn đã gặp phải tình trạng rạn da vùng bụng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu thường xuyên để được tư vấn và điều trị càng sớm càng tốt.
Tác giả: Pem
Nguồn tin: Báo Dân sinh