Nghệ An “bế tắc” đưa các cụm công nghiệp ra khỏi đô thị?
- 06:59 17-02-2020
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Vậy nhưng, để khắc phục, xử lý triệt để vấn đề này thì chính quyền địa phương lẫn các cơ quan chức năng đang loay hoay tìm giải pháp bởi nhiều ràng buộc liên quan chưa có phương án tháo gỡ.
Theo tìm hiểu thì hiện nay tại TP Vinh có 1 KCN Bắc Vinh với quy mô 143,17 ha đã đi vào hoạt động từ năm 2005 trên địa bàn xã Hưng Đông, và 3 Cụm công nghiệp (CCN) Hưng Lộc, Nghi Phú và Đông Vĩnh với diện tích hàng trăm nghìn m2.
Đây cũng là những CCN được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt, thành lập từ hàng chục năm nay. Cùng với đó, hệ thống xử lý nước thải, nguồn thải tồn tại lâu nay vẫn chưa được đầu tư đồng bộ, hiện đại khiến nguy cơ ô nhiễm môi trường đang ở mức đáng báo động.
Nhiều nguồn thải ở các KCN, CCN ở TP Vinh đang ở mức đáng báo động đối với môi trường sống |
Các ngành nghề được đầu tư, xây dựng đang hoạt động trong KCN Bắc Vinh và các CCN gồm: Chế biến thực phẩm, thức ăn gia súc, xí nghiệp may xuất khẩu và các xí nghiệp xây mới như xí nghiệp sản xuất bao bì xuất khẩu, xí nghiệp mỹ nghệ xuất khẩu… sử dụng hàng nghìn lao động địa phương.
Bên cạnh những đóng góp đáng kể cho tăng trưởng kinh tế địa phương thì thực trạng ô nhiễm môi trường từ các KCN, CCN trên địa bàn TP Vinh đang tồn tại nhiều bất cập. Hệ thống xử lý nước thải tập trung hoạt động kém hiệu quả đã nảy sinh ô nhiễm ngay cạnh khu dân cư các xã vùng ven đô của TP Vinh. Thực trạng này tồn tại trong suốt thời gian dài gây bức xúc cho người dân sinh sống xung quanh các CCN, KCN. Điều đáng nói là vấn đề này đã được phản ánh tại các cuộc tiếp xúc cử tri, thậm chí người dân còn gửi đơn kiến nghị lên các cấp có thẩm quyền nhưng giải pháp xử lý dứt điểm ô nhiễm môi trường vẫn chưa được đưa ra.
Ngay tại tại CCN Đông Vĩnh có diện tích 5,34 ha do Công ty Cổ phần quản lý và phát triển hạ tầng đô thị Vinh quản lý, gồm có 07 đơn vị đang hoạt động. Tuy nhiên, tình trạng các doanh nghiệp không chấp hành các quy định về pháp luật bảo vệ môi trường vẫn còn tồn tại. Qua kiểm tra của các cơ quan chức năng, tại CCN Đông Vĩnh hiện nay đang tồn tại Công ty cổ phần Bao bì Nghệ An có nước thải sinh hoạt xử lý chưa đảm bảo theo quy chuẩn hiện hành (BOD5 vượt 1,31 lần, Coliforms vượt 18 lần so với quy chuẩn cho phép)…
Trước vấn đề này, tại các cuộc họp tiếp xúc cử tri, người dân cũng đã nhiều lần đề nghị cấp có thẩm quyền cần có phương án di dời các CCN ra khỏi địa bàn.
Trong báo cáo cuối năm 2019 trả lời kiến nghị cử tri, ông Lê Hồng Vinh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An cho biết sẽ giao cho TP Vinh huy động và bố trí kinh phí để nâng cấp hoàn thiện hạ tầng các CCN một cách đồng bộ nhất là hệ thống xử lý nước thải, rác thải tập trung.
Chưa xử lý được dứt điểm các nguồn thải đạt chuẩn ra môi trường khiến nhiều diện tích đất nông nghiệp ở Tp Vinh bị hoang hóa hàng chục năm qua |
Đối với các doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh, sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm cao yêu cầu phải sớm di dời.
Qua tìm hiểu thì UBND TP Vinh cũng đã có chủ trương di dời các cơ sở sản xuất ra khỏi vùng nội thành để hạn chế ô nhiễm môi trường.
Tuy nhiên, hợp đồng thuê đất giữa chủ đầu tư hạ tầng với ban quan lý dự án TP Vinh, UBND thành phố với các doanh nghiệp vẫn còn thời hạn nên việc di dời cần phải có lộ trình, kế hoạch, cơ chế hỗ trợ việc di dời phù hợp quy hoạch địa điểm mới.
Còn đối với các doanh nghiệp đã đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất hoạt động hàng chục năm qua tại các CCN thì cho rằng, để “bốc” toàn bộ ra địa điểm mới thì cần phải có kinh phí, lộ trình cụ thể.
Chính vì vậy, trước thực trạng người dân sinh sống gần các nhà máy thuộc CCN trong nội đô thành phố Vinh liên tục kêu cứu vì nguy cơ ô nhiễm “bủa vây” nhưng đến nay chính quyền địa phương vẫn đang loay hoay xử lý.
Trước những bất cập về ô nhiễm môi trường, hạ tầng đô thị quá tải có thể dễ nhận thấy rằng, nếu công tác quy hoạch phát triển công nghiệp do các cấp chính quyền ở Nghệ An hoạch định không có tầm nhìn chiến lược lâu dài thì nguy cơ diện mão đô thị thành phố Vinh theo hướng văn minh – hiện đại sẽ trở thành “tấm áo vá” trong tương lai không xa.
Tác giả: Ngọc Thái
Nguồn tin: Báo Diễn đàn Doanh nghiệp