Cách đặt bàn thờ Thần tài hợp lý để một năm “mưa thuận gió hòa”
- 07:51 22-01-2020
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Những ngày đầu năm mới được xem là thời khắc linh thiêng để gia chủ đón những điều may mắn, tài lộc. Do đó, các gia đình thường chăm chút rất nhiều cho bàn thờ Thần tài để cầu xin một năm tài lộc, nhiều may mắn, sự nghiệp hanh thông, mọi việc đều được “thuận buồm xuôi gió”. Tuy nhiên, nhiều người lại chưa biết cách bài trí các vật phẩm ra sao cho hợp lý.
Dưới đây là gợi ý về cách sắp xếp bàn thờ Thần tài theo phong thủy để gia chủ đón được nhiều lộc nhất trong năm mới. Đối với từng trường hợp cụ thể mà gia chủ bài trí bàn thờ theo Cung tương ứng với nghề nghiệp của mình.
Bàn thờ thần tài phải được bày biện hợp lý mới có thể giúp gia chủ đón lộc đầu năm. Ảnh minh họa |
Cụ thể, đối với những người buôn bán, kinh doanh, ban thờ Thần tài được đặt hướng thuộc cung Thiên Lộc hoặc Quý Nhân.
Cung Thiên Lộc mang lại may mắn về tiền bạc, tài sản thăng tiến, thịnh vượng. Bên cạnh đó, việc đặt ban thờ theo cung này còn khiến gia chủ làm ăn tấn tới, phát đạt, kinh doanh thuận lợi. Tuy nhiên, cần phải tránh hướng chịu sự ảnh hưởng của các sao xấu: Không vong, Tử, Tuyệt.
Cung Quý Nhân: Quý Nhân Thiên Ất là vị thần đứng đầu cát thần, được tương truyền là vô cùng linh thiêng, có thể trấn và chế ngự được mọi chỗ động vì thế, hướng Quý Nhân thường mang lại sự bình an, cát khánh, thuận hòa, may mắn cho gia đạo. Không chỉ thế, sao Quý Nhân còn mang ý nghĩa cứu trợ, giải tai ách nên ban thờ đặt theo hướng này gia chủ sẽ gặp hung hóa cát, gặp nhiều thuận lợi trên con đường công danh, học hành.
Thông thường, khi đặt ban thờ Thần tài, trước mặt phải quang đãng, sạch sẽ; sau lưng tựa vào vách tường chắc chắn, kiên cố và không được trổ lỗ, tránh các góc nhọn ở phía sau lưng ban thờ. Ngoài ra, việc đặt ban thờ cần được đặt theo hướng phù hợp với tuổi của gia chủ. Bàn thờ phải luôn hướng ra ngoài cửa chính.
Trên ban thờ Thần tài thường được đặt các đồ vật, lễ vật sau:
- Ban thờ Thần tài: kích cỡ phù hợp với từng địa điểm, vị trí, trên vách dán một tấm bài vị.
- Tượng Thần tài - Thổ địa: thường được làm bằng sứ, đặt hai bên ban thờ. Theo nguyên tắc, vị trí đặt (nhìn từ ngoài vào) sẽ là: tượng Thần tài bên trái, tượng Thổ địa bên phải.
- Tượng Phật Di Lặc: là vị thần quản lý và ngăn chặn các vị thần làm những điều sai trái, thường được đặt bên trên ban thờ Thần tài.
Ban thờ Tết, Ban thờ Tết Nguyên đán, Bày ban thờ Tết, Ban thờ thần tài Tết, bày ban thờ tết, bày ban thờ tết đẹp, bày ban thờ thần tài tết, ban thờ tết chuẩn
- Hũ gạo, hũ muối, hũ nước đầy: được đặt ở giữa hai tượng Thần tài - Thổ địa. Đây là những vật tượng trưng cho cuộc sống no đủ, êm ấm và được đặt từ đầu năm cho tới cuối năm mới được đem thay.
- Bát nhang: được đặt giữa ban thờ và tuyệt đối không được xê dịch, di chuyển.
- Lọ hoa tươi: đặt bên phải ban thờ (không nên sử dụng hoa giả). Các loại hoa thường được sử dụng: hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền... và quan trọng không được để hoa, lá bị héo trên ban thờ.
- Quả tươi: thường là mâm/đĩa ngũ quả.
- 5 chén nước xếp hình chữ thập: tượng trưng cho ngũ hành và ngũ phương phát triển.
- 5 củ tỏi: đặt vào trong một chiếc đĩa nhỏ với ý nghĩa xua đuổi ma quỷ.
- Bát nước đầy rắc cánh hoa hồng ở trên: mang ý nghĩa giữ cho tiền bạc không bị trôi đi. Thường được đặt trên nền đất ngoài cùng ban thờ.
- Tượng Ông Cóc: đặt bên trái ban thờ với ý nghĩa đón sinh khí, tài lộc. Ban ngày quay tượng ra ngoài và tối quay vào trong.
Tác giả: Khánh Hòa
Nguồn tin: Báo Việt Nam Net