Ba năm liên tiếp Madam Vietjet Nguyễn Thị Phương Thảo lọt top phụ nữ quyền lực nhất thế giới
- 15:39 14-12-2019
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Đến hẹn lại lên, tạp chí Forbes lại gọi tên những người phụ nữ quyền lực nhất thế giới năm 2019. Việt Nam góp mặt duy nhất một cái tên là tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo, CEO Vietjet Air.
Ba năm liên tiếp Madam Vietjet Nguyễn Thị Phương Thảo lọt top phụ nữ quyền lực nhất thế giới |
Theo BXH, madam Nguyễn Thị Phương Thảo đứng thứ 52 trong danh sách những người phụ nữ có ảnh hưởng nhất thế giới trong năm 2019. Theo Forbes, bà Nguyễn Phương Thảo đang sở hữu khối tài sản 2,7 tỷ USD.
Trong số 100 phụ nữ có trong danh sách, chỉ 13 người là tỷ phú với tổng giá trị tài sản 86,7 tỷ USD.
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo sinh năm 1970, hiện được biết đến nhiều nhất với vai trò Tổng giám đốc Vietjet Air. Ngoài ra, bà Thảo còn giữ vị trí Phó chủ tịch HD Bank và Chủ tịch Sovico Holdings.
Năm 2017, bà Thảo lần đầu tiên lọt top tỷ phú USD của Forbes và cũng là nữ tỷ phú tự thân đầu tiên của Việt Nam và Đông Nam Á.
Cũng trong năm 2017, bà Nguyễn Thị Phương Thảo lọt danh sách 100 người phụ nữ có ảnh hưởng nhất thế giới và trụ lại cho đến nay (2019).
Đây là năm thứ 16 Forbes công bố danh sách 100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới bao gồm các phụ nữ đến từ các lĩnh vực doanh nghiệp, tài chính, truyền thông, chính trị, các nhà hoạt động xã hội, từ thiện /tổ chức phi chính phủ và công nghệ.
Như mọi năm, các tiêu chí đánh giá của họ là: tiền bạc (tài sản, doanh thu công ty hoặc GDP quốc gia), độ hiện diện truyền thông, tầm ảnh hưởng và tác động của họ lên cả lĩnh vực của mình (truyền thông, kinh doanh, công nghệ,..) lẫn lĩnh vực bên ngoài.
Danh sách trong năm 2019 này kéo dài ở bảy thế hệ và 32 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đứng đầu danh sách năm nay vẫn là những gương mặt quen thuộc như Thủ tướng Đức Angela Merkel; Tổng giám đốc IMF Christine Lagarde; Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi; vợ tỷ phú Bill Gates – bà Melinda Gates.
Theo thống kê, Bắc Mỹ chiếm số lượng lớn nhất về phụ nữ được vinh danh với con số 50 người. Tiếp theo là châu Á Thái Bình Dương (21 người), châu Âu (23 người), Trung Đông (3 người), châu Mỹ Latinh (2 người) và châu Phi (1 người).
Tác giả: Lê Lan (Tổng hợp)
Nguồn tin: Báo Người đưa tin