Có gì bên trong bảo tàng mô phỏng phố đèn đỏ khét tiếng của Thái Lan?
- 08:06 07-12-2019
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Ông Michael Messner. Ảnh: SCMP |
“Tôi yêu Patpong” ông Michael Messner, người sáng lập và quản lý Bảo tàng Patpong mới khai trương ở Bangkok chia sẻ.
Doanh nhân 42 tuổi người Australia này đã đầu tư hơn 1 triệu USD để xây dựng bảo tàng Patpong, nơi trưng bày các tác phẩm nghệ thuật, các đồ vật mô phỏng và các thông tin lịch sử về khu phố đèn đỏ khét tiếng nhất thế giới.
Tuy nhiên ông Michael nhấn mạnh rằng, bảo tàng này không chỉ tập trung vào ngành công nghiệp tình dục.
“Từ chuyến tham quan bảo tàng, chúng tôi muốn kể lại 100 năm lịch sử của Đông Nam Á được nhìn qua lăng kính của con phố đèn đỏ Patpong”, ông nói.
Ông Michael là con trai của cố nghệ sĩ quá cố người Australia Ernst Fuchs. Gia đình ông điều hành Ernst Fuchs tại Vienna (Áo), nơi ông Michael có thể học cách điều hành bảo tàng từ khi còn trẻ.
Ông Michael chuyển đến Bangkok vào năm 2001 và nhanh chóng bị khu phố Patpong mê hoặc vì tính xác thực và lịch sử của nó. Ông đã đầu tư vào một quán bar go-go (loại quán bar có vũ công phổ biến tại Thái Lan) và hiện đang điều hành Câu lạc bộ Barbar Flim và chùa Đen, đang nằm ngay phía trên Bảo tàng Patpong trên đường Patpong 2.
Patpong đã mất một thời gian để có được danh tiếng hiện tại và bảo tàng Patpong đã giúp du khách hiểu được những ký ức về con phố này.
Những tấm biển quảng cáo trên phố Patpong. Ảnh: SCMP |
Câu chuyện bắt đầu vào năm 1893, tại phía nam của đảo Hải Nam (Trung Quốc), khi gia đình của ông Tun Poon, khi đó 12 tuổi, đã đóng gói hành lý và di cư đến Vương quốc Xiêm (hiện tại là Thái Lan).
Vào thời điểm đó, Trung Quốc bị đói nghèo và suy yếu do xung đột nội bộ. Xiêm đã chào đón những người nhập cư Trung Quốc chăm chỉ.
Giống như nhiều người Hoa ở nước ngoài, Tun Poon cuối cùng đã tham gia buôn bán gạo của Thái Lan, mua nguyên vật liệu từ nông thôn để bán trong thành phố. Ông nhận thấy rằng nông dân trồng lúa ở tỉnh trung tâm Saraburi là những người sản xuất dưới mức trung bình vì thành phần giàu đá vôi của đất. Vùng đất không phù hợp với ruộng lúa, nhưng có nhiều canxit, nguyên liệu hoàn hảo để sản xuất xi măng.
Tun Poon bắt đầu khai thác canxit để bán cho Công ty Xi măng Xiêm, được thành lập thông qua sắc lệnh hoàng gia của Vua Vajiravudh (Rama VI).
Vào năm 1930, Tun Poon đã được trao tặng danh hiệu Patpongpanich "đáng kính". Công việc kinh doanh của ông đã giúp Công ty Xi măng Xiêm - tập đoàn công nghiệp hàng đầu của Thái Lan ngày nay - loại bỏ việc phải nhập khẩu canxit.
Vì vậy, tài sản của gia tộc Patpongpanich bắt đầu gia tăng, bảo tàng Patpong tiết lộ trong phòng giới thiệu của nó.
Một mô hình thu nhỏ của tại Bảo tàng Patpong. Ảnh: SCMP |
Năm 1946, sau Thế chiến II, Patpongpanich đã mua một đồn điền chuối ở Bangkok, nơi anh xây nhà của mình.
Trong chiến tranh, ông đã gửi con trai mình, là Udom, sang Mỹ du học. Udom đã nhập phong trào chống Nhật Seri Thai, đồng thời gây dựng nhiều mối quan hệ với các thành viên của Văn phòng chiến lược Mỹ, tiền thân của Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA).
Udom sau đó đã nắm quyền kiểm soát tài sản của cha mình sau khi ông Michael qua đời vào năm 1950. Udom đã cắt một con đường xuyên qua đất của gia đình để nối các con đường Silom và Surawong, tạo ra một con đường mang tên Patpong - một trong số ít các con đường hiện tại vẫn thuộc sở hữu tư nhân ở thủ đô Thái Lan.
Udom hiểu động thái này sẽ là chìa khóa để phát triển cơ sở hạ tầng và đã chuyển đổi Patpong thành một khu kinh doanh hiện đại. Patpong 2 cũng được xây dựng sau đó với tham vọng biến vùng Patpong thành một quận kinh tế lớn - với các cửa hàng, văn phòng và bãi đỗ xe nhiều tầng đầu tiên của Thái Lan.
Nhờ các mối liên hệ, nhiều đã tới thuê mặt bằng trên con phố của Udom, bao gồm các công ty Mỹ như IBM, Trans World Airlines, Caltex, United Press International, Thư viện dịch vụ thông tin Hoa Kỳ và Phòng thương mại Hoa Kỳ, cùng với nhiều công ty châu Âu như Shell, Dutch hãng hàng không KLM và hãng hàng không Sabena của Bỉ.
Ảnh: SCMP |
Khi Mỹ chuẩn bị cho cuộc chiến tranh vào năm 1965, các văn phòng khác cũng được thiết lập trên con phố Patpong, bao gồm cả Air America - hãng hàng không bí mật điều hành cuộc chiến bí mật của Mỹ ở Lào và các hoạt động khác liên quan đến CIA.
Bảo tàng Patpong minh họa sự hiện diện ngày càng tăng của Mỹ với nhiều kỷ vật khác nhau, bao gồm trưng bày các cuốn sách hoạt hình bằng tiếng Thái do Thư viện Dịch vụ Thông tin Mỹ xuất bản nhằm tuyên truyền chống cộng trên khắp vùng nông thôn Thái Lan.
Tại bảo tàng có một căn phòng là bản sao thu nhỏ của toàn bộ khu phố Patpong như ngày nay, với đầu rồng đỏ hiện ra ở phía trên. Điều này được lấy cảm hứng từ một bản đồ phong thủy của Bangkok với việc đặt đầu rồng may mắn trong khu phố Patpong, với cơ thể uốn lượn qua khu phố Tàu và đuôi ở đường Silom.
Du khách sau đó được dẫn tới một phòng bar mô phỏng, với hình ảnh những người phụ nữ khỏa thân nhảy múa, và được mời uống đồ uống có cồn. Phòng bar trưng bày các vật kỷ niệm từ sót lại từ Grand Prix - hộp đêm đầu tiên trên phố Patpong do Rick Meynard, một cựu binh Mỹ trong chiến tranh Việt Nam mở năm 1967.
Việc các phụ nữ mặc bikini nhảy múa trên một sân khấu trên cao bằng cách nào đó đã không vi phạm pháp lý của Thái Lan, vì luật chỉ cấm các cô gái nhảy với đàn ông.
Hình ảnh mô phỏng hoạt động tại các quan bar. Ảnh: SCMP |
Vì vậy, tất cả các quán bar go-go ở Patpong đều mở mà không cần giấy phéo, chỉ cần giấy phép bán rượu, và điều này vẫn tồn tại tới bây giờ, ông Michael cho biết.
Bên cạnh Grand Prix, các quán bar tiên phong tại Patpong bao gồm Napoleon, Madrid, Texan Bar, J Racer, Max và Gaslight. Tất cả đã đóng cửa ngoại trừ Madrid, được mở bởi Khun Daeng vào năm 1969 và hiện do con gái của cô, Jenny quản lý.
Từ cuối những năm 1960, Madrid cung cấp các món đặc biệt phổ biến như pizza Madrid, gumbo và bít tết tiêu cay vào giờ ăn trưa. Nhưng ngày nay, với các quán bar không có vũ công như Madrid, việc tồn tại là vô cùng khó khăn.
Trái ngược với quan niệm phổ biến trước đây, Patpong không phải là điểm dừng chân của quân đội Mỹ khi nghỉ phép trong Chiến tranh Việt Nam. Theo Khun Daeng, chỉ các quan chức mới tới Patpong, trong khi lính tráng sẽ tới phố New Petchburi (cũng ở Bangkok) mà sau đó có biệt danh là The Golden Mile. Những quán bar tại Patpong cũng dần chết yểu sau khi hiệp định Paris được ký kết năm 1973.
Cuộc sống tại phố đèn đỏ. Ảnh: SCMP |
Căn phòng cuối cùng được đánh dấu “nhạy cảm” và đem tới cho du khách những cảm xúc khó tả về Patpong. Tại đây có một bài kiểm tra bằng hình ảnh với nhiều ảnh của phụ nữ thật và người chuyển giới. Du khách sẽ phải đoán và lật tấm ảnh để biết giới tính thật.
Messner khẳng định rằng bảo tàng của mình đã nhận được sự gật đầu từ Patpongpanich, đế chế vẫn đang nắm giữ hai con đường và toàn bộ bất động sản khu Patpong.
“Ban đầu họ đã lo ngại nơi này lại trở thành một quán bar go-go khác. Song họ đã tới tham quan và mang hoa tới chúc mừng bảo tàng nhân dịp khai trương”, ông Michaelnói.
Hình ảnh các cô gái để khách tham quan đoán giới tính thật. Ảnh: Newsflare |
Tác giả: Mộc Miên
Nguồn tin: Báo Đời sống & Pháp luật