Sai lầm khi chăm sóc da: Vào mùa đông không bôi kem chống nắng
- 07:39 04-11-2019
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Trong ánh nắng mặt trời có 3 loại tia cực tím chính là: tia UVA, UVB và UVC đều gây ảnh hưởng lên làn da của bạn, một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Trong đó, tia UVA vẫn có thể xuyên qua lớp mây và sương mờ để tiếp xúc với da bạn. Vì thế, tia UVA có tần số nguy hiểm xuất hiện ở khắp mọi nơi vào ban ngày, kể cả khi trời không có một bóng nắng. Tia UV hoạt động yếu hơn vào mùa đông nên không gây cảm giác bỏng, rát như mùa hè. Tuy nhiên, tia UVA chiếm hơn 90% lượng tia cực tím có cường độ mạnh quanh năm khiến da nhanh lão hóa, nhăn nheo và ung thư da nếu tiếp xúc lâu dài.
Ngoài ra, không chỉ ánh nắng mặt trời, tia UV còn có nhiều trong đèn điện, đèn huỳnh quang, đèn halogen, máy vi tính, tivi... khiến da bị hư tổn nếu bạn để da tiếp xúc trực tiếp và trong thời gian dài.
Viện Da liễu Hoa Kỳ khuyến nghị vào mùa đông nên lựa chọn các sản phẩm chống nắng có SPF 30 hoặc cao hơn |
Chọn kem chống nắng có chỉ số SPF thích hợp
Chỉ số SPF không biểu thị khả năng chống nắng mạnh mà là thời gian bảo vệ da khỏi tia tử ngoại UVB. Chỉ số này được tính bằng cách lấy khoảng thời gian thông thường khiến da bị bỏng nắng nhân với con số biểu thị khoảng thời gian khả năng chống nắng có tác dụng (giá trị SPF).
Viện Da liễu Hoa Kỳ khuyến nghị vào mùa đông nên lựa chọn các sản phẩm chống nắng có SPF 30 hoặc cao hơn. Việc sử dụng công thức SPF quá cao không được khuyến khích. Các chuyên gia cho rằng, thực tế các loại kem chống nắng với SPF trên 50 không bảo vệ da tốt hơn loại kem có chỉ số chống nắng dưới 50.
Đọc kỹ thành phần
Trong kem chống nắng có thể chứa một số hóa chất gây dị ứng như paraben, hóa chất gây rối loạn nội tiết như oxybenzone hoặc là những thành phần khác như hương liệu hoặc các thành phần không hoạt tính. Retinoid (một dạng vitamin A) là thành phần không hoạt tính phổ biến có trong kem chống nắng. Các nghiên cứu cho thấy các chất phụ gia này có thể tăng độ nhạy cảm của người dùng đối với các tia UV từ mặt trời.
Oxybenzone được cho là một chất gây rối loạn nội tiết. Chất này tương tự như estrogen trong cơ thể và đã được chứng minh là làm biến đổi quá trình sản xuất tinh dịch ở nam giới, cũng như có thể gây bệnh lạc nội mạc tử cung ở phụ nữ.
Các hóa chất paraben thường được dùng như chất bảo quản trong kem chống nắng. Paraben cũng được coi là có liên quan đến các phản ứng dị ứng, rối loạn nội tiết và độc hại cho cơ thể. Vì vậy khi lựa chọn sản phẩm bạn phải tìm hiểu kỹ thành phần và hướng dẫn trước khi sử dụng.
Lưu ý khi dùng kem chống nắng
Tránh nước: Khi dùng kem chống nắng mà lại tắm thì hiệu quả chống nắng sẽ giảm đi rất nhiều. Vì vậy sau khi tắm cần bôi lại kem chống nắng thì mới đạt hiệu quả như mong muốn. Tránh bôi vào niêm mạc (một số loại kem chống nắng có thể gây kích ứng nếu dính vào vùng niêm mạc như mắt, miệng...).
Tránh vận động thể lực nhiều: Khi vận động thể lực nhiều, mồ hôi sẽ tiết ra làm trôi kem chống nắng; Không nên dùng kem chống nắng kết hợp với bôi các loại thuốc ngoài da khác. Đôi khi dùng chung các thuốc này có thể xảy ra hiện tượng tương tác thuốc gây ảnh hưởng tới da của bạn, thậm chí gây kích ứng, dị ứng.
Nên kết hợp các phương pháp bảo vệ khác như đội mũ, mặc quần áo dài, che mặt khi đi ra ngoài trời nắng gắt, đặc biệt tránh đi ra ngoài vào khoảng thời gian từ 10 -15 giờ.
Nguyên tắc sử dụng kem chống nắng mùa đông - Chọn kem chống nắng bảo vệ ít nhất 2 tiếng dưới các tia mặt trời. Để giữ ẩm tốt trong mùa đông, với làn da quá khô, bạn nên chọn kem chống nắng dạng sữa với độ ẩm cao. - Kem chống nắng cũng cải thiện làn da khô nẻ vào mùa đông vì chúng thường chứa các thành phần dưỡng ẩm. Bạn nên bôi lớp kem chống nắng nhiều hơn trong những ngày thời tiết khô. - Nên dùng kem chống nắng chịu nước, nhất là trong thời tiết mùa đông ẩm ướt. |