Nghệ An: Rác thải rắn được thu gom ở nông thôn chỉ đạt 53%
- 15:36 02-11-2019
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Được biết, lượng chất thải rắn sinh hoạt trên toàn tỉnh Nghệ An phát sinh khoảng 1.741,78 tấn/ ngày. Trong đó, đô thị là trên 1.000 tấn, nông thôn trên 700 tấn/ ngày. Tuy nhiên, tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom hiện chỉ là trên 1.400 tấn/ ngày, đạt 81%. Trong đó, tại đô thị đạt 91,7%; nông thôn mới chỉ đạt 53,1%.
Ngoài ra, các loại chất thải từ các ngành sản xuất như trồng trọt, chăn nuôi, làng nghề…cũng góp phần làm gia tăng chất thải rắn ở khu vực nông thôn.
Kế hoạch bảo vệ môi trường nông thôn tỉnh Nghệ An mới được UBND tỉnh này ký ban hành |
Kế hoạch bảo vệ môi trường nông thôn nói trên nhằm ngăn chặn mức độ gia tăng ô nhiễm, khắc phục dần các khu vực đã bị ô nhiễm, phòng ngừa ô nhiễm đồng thời sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học nông thôn.
Khắc phục ô nhiễm môi trường, ưu tiên các điểm đang bị ô nhiễm nghiêm trọng như: Xử lý các điểm ô nhiễm tồn lưu thuốc BVTV; kiểm tra, ra soát các điểm ô nhiễm thuốc BVTV chưa được đưa vào danh mục; xây dựng các trạm trung chuyển chất thải rắn; khu vực xử lý rác thải tập trung theo quy hoạch…
Theo Kế hoạch này, mục tiêu đến năm 2025 có tổng 12 huyện khu vực nông thôn có khu tập kết chất thải rắn và khu xử lý chất thải rắn theo đúng quy hoạch. Có 75% chất thải rắn tại cấp xã được thu gom và xử lý; 100% điểm ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở khu vực nông thôn được đưa ra khỏi danh mục.
Theo Kế hoạch này, đến năm 2025 có 100% điểm ô nhiễm tồn lưu thuốc BVTV vượt quy định được đầu tư xử lý |
Có 92% dân số khu vực nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh; 100% điểm ô nhiễm tồn lưu thuốc BVTV vượt quy định được đầu tư xử lý; 70% cụm công nghiệp khu vực nông thôn có hệ thống xử lý nước thải tập trung đảm bảo, đạt QCVN; 100% số xã nông thôn có khu nghĩa trang tập trung…
Riêng mục tiêu đến năm 2030 có tổng 17 huyện khu vực nông thôn có khu tập kết chất thải rắn và khu xử lý chất thải rắn theo đúng quy hoạch. Có 80% chất thải rắn tại cấp xã được thu gom và xử lý; 100% điểm ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở khu vực nông thôn được đưa ra khỏi danh mục.
Mục tiêu đến năm 2030 có tổng 17 huyện khu vực nông thôn có khu tập kết chất thải rắn và khu xử lý chất thải rắn theo đúng quy hoạch |
Có 95% dân số khu vực nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh; 90% cụm công nghiệp khu vực nông thôn có hệ thống xử lý nước thải tập trung đảm bảo, đạt QCVN; 95% bao bì thuốc BVTV sau khi sử dụng được thu gom vào bể chứa; 90% hộ gia đình chăn nuôi có chuồng trại hợp vệ sinh…
Kế hoạch nói trên cũng nêu ra những giair pháp cụ thể, trong đó nhấn mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng; tăng cường công tác quản lý nhà nước; ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào bảo vệ môi trường và nâng cao hiệu quả hợp tác về môi trường.
Nguồn vốn để thực hiện Kế hoạch là các nguồn từ ngân sách địa phương; ngân sách do Trung ương hỗ trợ; nguồn ngân sách từ các chương trình mục tiêu quốc gia và nguồn kinh phí xã hội hóa.
Kế hoạch cũng giao Sở TN&MT chủ trì, phối hợp với các Sở, nganh liên quan triển khai thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của từng đơn vị.