Nhiều cán bộ đã bị kỷ luật, 160m3 gỗ sa mu dầu quý hiếm vẫn chưa được thanh lý
- 09:19 27-10-2019
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Theo báo cáo của Ban Quản lý rừng phòng hộ Kỳ Sơn (Nghệ An), tại sân vườn của đơn vị này đang tập kết hơn 160m3 gỗ sa mu dầu quý hiếm.
Đây là “sản phẩm” bị các đối tượng chặt hạ trong rừng tại xã Na Ngoi và xã Nậm Càn, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An), thuộc lâm phần do Ban Quản lý rừng phòng hộ Kỳ Sơn quản lý được đưa về, tập kết từ tháng 1 - 7/2017.
Báo cáo của Ban quản lý rừng phòng hộ Kỳ Sơn. |
Liên quan đến vụ phá rừng quy mô lớn này, Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Kỳ Sơn đã họp hội đồng xem xét trách nhiệm của các cá nhân liên quan.
Sau đó, Phòng tổ chức cán bộ thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Nghệ An đã ra quyết định kỷ luật đối với ba cán bộ Trạm quản lý rừng Nậm Càn – Na Ngoi thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Kỳ Sơn.
Trong đó, ông Phạm Văn Tình, Trưởng trạm quản lý bảo vệ rừng Na Ngoi – Nậm Càn bị cách chức vì để mất rừng trong lâm phần được giao quản lý. Kỷ luật khiển trách đối với ông Lương Vĩnh Phúc và ông Trương Văn Sáng, đều là cán bộ Trạm quản lý bảo vệ rừng Nậm Càn - Na Ngoi.
Riêng, ông Cao Văn Quỳnh, Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Kỳ Sơn cũng được xem xét liên đới trong vụ phá rừng quy mô lớn này. Tuy nhiên, hiện nay ông Cao Văn Quỳnh vẫn đang làm Giám đốc tại đơn vị này.
Điều đáng nói, nhiều cán bộ đã bị kỷ luật về vụ việc này, song, sau 2 năm phát hiện và tập kết ngoài trời, hơn 160 khối gỗ sa mu dầu quý hiếm bị các đối tượng chặt hạ trong rừng vẫn chưa được tổ chức đấu giá, thanh lý.
Vì vậy, Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Kỳ Sơn đã nhiều lần có văn bản và kiến nghị với các cơ quan chức năng và tỉnh Nghệ An xử lý số gỗ quý hiếm trên.
Cụ thể, ngày 6/8/2018, Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Kỳ Sơn đã có công văn gửi Hạt Kiểm lâm huyện Kỳ Sơn về việc xử lý gỗ khai thác trái phép tại địa bàn xã Na Ngoi, Nậm Càn.
Trong công văn nêu rõ, khi có ý kiến chỉ đạo của UBND huyện Kỳ Sơn, toàn bộ số gỗ khai thác trái phéo tại hai xã nói trên đã được đưa về Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Kỳ Sơn. Hiện, Ban đang còn bảo quản 161,924m³ (chủ yếu là gỗ sa mu dầu và pơ mu quý hiếm). Ban quản lý rừng phòng hộ Kỳ Sơn đề nghị Hạt Kiểm lâm huyện sớm tham mưu UBND huyện có hướng xử lý nhanh nhất số gỗ nói trên tránh để lâu ngày thất thoát tài sản của Nhà nước”.
Công văn của Ban quản lý rừng phòng hộ Kỳ Sơn. |
Tuy nhiên, đến nay, số gỗ quý hiếm trên vẫn nằm phơi sương, dãi nắng ngoài sân, vườn tại Ban quản lý rừng phòng hộ Kỳ Sơn.
Trải qua thời gian, hàng trăm phiến gỗ sa mu dầu đủ kích cỡ được xếp chồng ngoài vườn không được che đậy, để cho cỏ dại mọc um tùm. Thậm chí, 1 số phiến gỗ do để ngoài trời quá lâu đã bắt đầu nứt toác, biến dạng.
Cận cảnh hàng trăm khối gỗ sa mu dầu quý hiếm phơi sương sau 2 năm phát hiện:
Gỗ sa mu được tập kết tại sân Ban quản lý rừng phòng hộ hơn 2 năm nay. |
|
Gỗ quý hiếm này được tập kết ngoài sân không được che đậy. |
|
Số gỗ được để ngoài vườn. |
Chỉ 1 số ít gỗ quý được để nhà mái che. |