Nghệ An: Phê duyệt Đề án Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vào lĩnh vực Lâm nghiệp
- 21:52 28-09-2019
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Được biết, tỉnh Nghệ An có diện tích rừng và đất lâm nghiệp hơn 1,2 triệu hecta chiếm 74,9% tổng diện tích tự nhiên; Diện tích đất có rừng trên địa bàn tỉnh và hơn 956 nghìn hecta; độ che phủ rừng năm 2018 là năm 58%; tổng trữ lượng gỗ hiện có khoảng 91 triệu m3; trữ lượng tre nứa mét khoảng 1,9 tỷ cây. Những lợi thế về điều kiện tự nhiên đặc điểm dân sinh, kinh tế - xã hội sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ phát triển.
Tỉnh Nghệ An có tiềm năng lớn để phát triển ngành lâm nghiệp, công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ |
Tuy nhiên, hiện nay ngành lâm nghiệp, công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ của tỉnh Nghệ An vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và lợi thế. Để phát huy những lợi thế, thế mạnh của tỉnh về phát triển ngành lâm nghiệp, việc đưa ngành chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ thành một ngành kinh tế mũi nhọn trong sản xuất và xuất khẩu của vùng là việc làm cần thiết. Đề án Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao về lĩnh vực lâm nghiệp tỉnh Nghệ An là hết sức cần thiết.
Đề án khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao lĩnh vực lâm nghiệp tỉnh Nghệ An gồm 4 dự án. Dự án 1 là xây dựng khu trung tâm hành chính và sàn giao dịch kết hợp triển lãm, giới thiệu sản phẩm chế biến từ gỗ và lâm sản; dự kiến quy mô từ 30 - 40 hecta tại vị trí thuận lợi cho hoạt động của khu nằm trên địa bàn huyện Nghi Lộc.
Quyết định phê duyệt Đề án Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vào lĩnh vực Lâm nghiệp tỉnh Nghệ An |
Dự án 2 là trung tâm sản xuất giống cây lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao, quy mô từ 60 - 70 hecta trên địa bàn huyện Nghi Lộc. Dự án 3 là khu khu sản xuất chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ ứng dụng công nghệ cao, dự kiến quy mô từ 300 - 600 hecta trên địa bàn huyện Nghi Lộc và một số huyện lân cận.
Dự án 4 là khu vực trồng rừng thâm canh gắn với chứng chỉ rừng bền vững của các chủ rừng nhà nước trên địa bàn các huyện trong cả tỉnh; Khu trồng rừng thâm canh chất lượng cao gắn với chứng chỉ rừng bền vững với quy mô 5000 hecta đến năm 2025 trên địa bàn các huyện Thanh Chương, Đô Lương, Nghi Lộc, Con Cuông, Yên Thành, Tân Kỳ, Nam Đàn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu đạt quy mô 11.000 hecta đến năm 2035 trên địa bàn toàn tỉnh.
Kinh phí thực hiện Đề án được trích từ nguồn ngân sách của tỉnh và các nguồn hợp pháp khác.