Người phụ nữ bị 7 gã yêu râu xanh bắt cóc và cưỡng hiếp suốt 10 ngày
- 10:37 22-08-2019
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Trước đó, nạn nhân theo chân một người phụ nữ đến một khu vực khác thuộc huyện Churu ở Hanumangarh, Rajasthan. Chẳng ngờ, cô ta chính là kẻ lừa đảo và đã bày kế hòng dụ cô sập bẫy. Khi đến nơi, người phụ nữ 30 tuổi bị 7 tên đàn ông lao đến bắt giữ, giam cầm và chuốc thuốc để giở trò đồi bại trong suốt 10 ngày.
Khi đi theo một người phụ nữ đến huyện Churu thuộc thành phố Hanumangarh, cô gái đáng thương đã bị nhóm yêu râu xanh giở trò đồi bại. |
Sở cảnh sát Hanumangarh, đơn vị chịu trách nhiệm điều tra vụ việc chấn động này, cho biết: “Nạn nhân đã xác nhận danh tính của 7 nghi phạm, nhưng chúng tôi cần thêm chứng cứ mới có thể ra lệnh bắt giữ. Các cáo buộc của cô ấy cũng cần phải xem xét tính xác thực”.
Ngoài ra, ngôi làng nơi xảy ra vụ cưỡng dâm vốn “khét tiếng” nhiều yêu râu xanh, cảnh sát sẽ tiến hành điều tra trên diện rộng để làm sáng tỏ động cơ của nghi phạm. Hiện tại, không loại trừ khả năng chúng tấn công cô gái vì trả thù cá nhân hoặc mối thù lâu năm giữa các gia tộc.
Nhiều người dân đã ra đường biểu tình chống lại nạn bạo lực tình dục đối với phụ nữ. |
Ấn Độ là quốc gia có tỷ lệ án cưỡng hiếp và bạo lực tình dục cao nhất thế giới. Trước đó, người dân nơi đây dậy sóng khi một nữ y tá tại bệnh viện tư nhân ở Rajasthan đã bị 4 đồng nghiệp của mình đánh thuốc mê và thay nhau hãm hiếp, trong đó có cả bác sĩ mà cô làm việc cùng. Chưa dừng lại ở đó, lũ biến thái còn ghi lại quá trình xâm phạm thân thể nữ y tá và dùng đoạn clip đó để tống tiền cô suốt hơn 2 năm trời.
Cảnh sát ở Ấn Độ cũng không tránh khỏi nhơ nhuốc vì bè lũ yêu râu xanh trà trộn. |
Tháng 7 vừa qua, một người phụ nữ 35 tuổi bức xúc tố cáo 6 cảnh sát ở Churu liên tục đánh đập và cưỡng hiếp mình trong tù. Cùng bị bắt vì tội trộm cắp, anh rể của cô lại bị bọn người mất nhân tính đó tra tấn dã man đến chết.
Theo số liệu từ Cục Quản lý hồ sơ tội phạm, mỗi ngày có hơn 100 vụ án tấn công tình dục được chuyển đến tay cảnh sát, bất chấp nhiều nỗ lực từ phía chính phủ và cơ quan thực thi pháp luật để loại trừ thứ “ung nhọt xã hội” này.