Long đong giáo viên biệt phái
- 10:24 01-08-2019
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Thầy Nguyễn Văn Tuấn trong một lần đi đón học sinh dân tộc Đan Lai đến trường |
Vận dụng bố trí viên chức biệt phái
Nhiều năm qua, để đủ cán bộ làm việc, các phòng GD&ĐT tại Nghệ An bố trí đội ngũ bao gồm công chức và viên chức. Trong đó, công chức chủ yếu là trưởng phó, phòng và một số bộ phận như kế toán, thủ quỹ. Còn lại, viên chức được điều động từ các trường học lên. Có nhiều viên chức được điều động lên phòng GD&ĐT làm việc với thời gian đến trên 20 năm.
Theo Nghị định số 34/2012/NĐ-CP, công chức có chế độ phụ cấp 25% công vụ, tuy nhiên, số viên chức được điều động về làm việc ở phòng GD&ĐT không thuộc đối tượng hưởng phụ cấp công vụ như các phòng ban khác ở ủy ban. Họ cũng không được hưởng các phụ cấp thâm niên, đứng lớp hay các phụ cấp khác như giáo viên khác đang công tác ở các trường học.
Để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, thực hiện Điều 36 của Luật Viên chức, Sở Nội vụ - Sở GD&ĐT tham mưu cho UBND tỉnh Nghệ An ban hành Công văn số 6612/UBND-TH ngày 24/9/2012 về biên chế phòng GD&ĐT. Trong đó yêu cầu, ngoài biên chế công chức, phòng GD&ĐT được bố trí từ 4 đến 8 viên chức biệt phái từ các đơn vị trường học thuộc huyện. Viên chức biệt phái chịu sự phân công và quản lý của trưởng phòng GD&ĐT. Ngoài công việc chuyên môn, viên chức biệt phái trực tiếp làm giảng viên các lớp bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn cho đội ngũ viên chức ngành GD-ĐT, tham gia bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi, học sinh năng khiếu hoặc tham gia giảng dạy một số tiết tại các cơ sở giáo dục trực thuộc; viên chức biệt phái được hưởng lương và các khoản phụ cấp theo quy định đối với nhà giáo.
Vận dụng công văn này, phòng GD&ĐT các huyện có nhiều hình thức tạo cơ hội cho những viên chức làm việc tại phòng nhiều năm nhưng chưa được hưởng chính sách biệt phái để tránh thiệt thòi. Theo đó, viên chức được điều động về các trường trong một thời gian ngắn, rồi biệt phái trở lại Phòng để được hưởng các chế độ và phụ cấp ưu đãi như giáo viên ở trường. Để “hợp thức hóa”, các giáo viên vẫn được bố trí dạy ở các trường theo hình thức “mỗi tháng chúng tôi được bố trí dạy 1 - 2 tiết, và đứng lớp các chương trình tập huấn về đổi mới giáo dục hoặc bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo viên... Như vậy là sát với quy định và tinh thần của Công văn 6621 của UBND tỉnh” – một cán bộ công tác tại Phòng GD&ĐT Quỳ Châu cho hay. Mặt khác, để thực hiện đúng theo Luật Viên chức: Sau khi hết thời hạn 3 năm, giáo viên được trả về đơn vị cũ, sau đó lại điều động biệt phái trở lại phòng GD&ĐT.
Lớp học tiểu học tại xã Môn Sơn, huyện Con Cuông, Nghệ An |
Bất ngờ bị hưởng sai chế độ
Trường hợp của thầy Nguyễn Đình Phúc (huyện Con Cuông) khá hi hữu. Khi đang phụ trách công tác tổ chức của phòng GD&ĐT, để được hưởng chính sách biệt phái, thầy Phúc được điều động về Trường Tiểu học Môn Sơn 1, (một trường thuộc xã biên giới, đặc biệt khó khăn của huyện Con Cuông). Nhưng trường đã đủ GV nên chỉ sau 1 tuần, thầy được điều về làm giáo viên ở Trường Tiểu học Môn Sơn 2. Và hơn một tuần sau, được biệt phái về phòng GD&ĐT. Như vậy, chỉ trong 17 ngày, thầy giáo Nguyễn Đình Phúc đã có 3 quyết định điều chuyển để về làm nhiệm vụ cũ. Đồng thời, thầy được hưởng lương, thâm niên, phụ cấp khu vực, phụ cấp ưu đãi ở vùng đặc biệt khó khăn như các giáo viên. Tương tự, cô Nguyễn Thị Hương, thầy Đàm Đại cũng là những viên chức được điều về trường rồi lại biệt phái về phòng.
Theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra về việc kiểm tra thực hành tiết kiệm chống lãng phí trên địa bàn huyện Con Cuông năm 2018, trong số 10 giáo viên biệt phái thì có tới 4 người biệt phái sai tinh thần Công văn 6621/UBND - TH. Kết luận cũng yêu cầu 10 giáo viên biệt phái của huyện phải trả lại một phần chế độ biệt phái vì việc chi trả không đúng theo quy định. Trong đó, thầy Nguyễn Đình Phúc phải trả lại số tiền nhiều nhất là gần 138 triệu đồng.
Dù vậy, việc thu hồi gặp không ít khó khăn do có 3 giáo viên đã về hưu. Bên cạnh đó, các thầy cô cho rằng khoản thu hồi cũng có phần chưa thỏa đáng. Thầy Nguyễn Văn Tuấn – Hiệu phó Trường THCS Môn Sơn - 1 trong 4 người thuộc diện biệt phái sai tinh thần Công văn 6612 của huyện Con Cuông - cho hay: “Tôi bắt đầu về công tác tại Trường THCS Môn Sơn từ 1/9/2003 và được tuyển dụng vào biên chế năm 2006. Đến năm 2013, tôi được UBND huyện Con Cuông điều động đến công tác biệt phái tại Phòng GD&ĐT Con Cuông. Do điều kiện nhà trường lúc đó đang thiếu giáo viên nên tôi tiếp tục ở lại giảng dạy cho đến tháng 7/2014 mới đến làm việc chính thức tại phòng. Tháng 1/2017 tôi được bổ nhiệm chức vụ Phó Hiệu trưởng và trở về công tác tại Trường THCS Môn Sơn. Như vậy thời gian công tác biệt phái của tôi tại Phòng GD&ĐT Con Cuông theo quyết định là 3 năm 1 tháng 19 ngày”.
“Lý do mà chúng tôi phải trả lại tiền là do không công tác tại vùng khó thì không được hưởng chính sách từ vùng khó. Nhưng việc thu hồi này không đúng với tinh thần chính sách biệt phái. Vì theo Điều 36 của Luật Công chức thì viên chức biệt phái sẽ được hưởng các chính sách như đang công tác tại nơi cũ. Nếu phải trả lại, thì tôi chỉ đồng ý trả chế độ mà tôi được nhận trong thời gian 1 tháng 19 ngày bị quá thời hạn biệt phái theo Luật Viên chức”, thầy Nguyễn Văn Tuấn nêu ý kiến.
Liên quan đến nội dung này, năm 2016 Sở Nội vụ Nghệ An cũng đã có kiểm tra các huyện là Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong và phát hiện các đơn vị này đều bố trí viên chức biệt phái vượt quá số lượng quy định tại Công văn số 6612 là 20 người (theo quy định từ 13 – 17 người) và tập trung tại một số trường vùng đặc biệt khó khăn, rẻo cao, biên giới.
Theo ông Thái Văn Thành – Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An: Bản thân Công văn 6612/UBND – TH của UBND tỉnh chỉ mang tính chất hướng dẫn, không phải là văn bản quy phạm pháp luật. Vì thế, khi kiểm toán về kiểm tra, một số khoản chi tiêu tài chính theo hướng dẫn của công văn này cho viên chức biệt phái không được chấp nhận. Cụ thể là giáo viên biệt phái làm việc ở phòng GD&ĐT nếu hưởng chế độ phụ cấp thu hút, phụ cấp đứng lớp, thâm niên là hưởng sai quy định.
Ai chịu trách nhiệm vụ lỗi chấm 58 bài thi trắc nghiệm ở Tây Ninh?