Vì sao quân Mông Cổ chùn chân bất lực trước Vạn Lý Trường Thành?
- 14:49 14-07-2019
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Với bề dày hàng ngàn năm lịch sử, Vạn Lý Trường Thành là công trình quân sự nhân tạo dài nhất thế giới nằm ở Trung Quốc. |
Vạn Lý Trường Thành có chiều dài hơn 8.000 km được vua chúa Trung Hoa thời xưa cho người xây dựng để đẩy lui quân xâm lược. |
Một số nước láng giềng phương Bắc, sống giáp ranh ở các vùng thảo nguyên gần Trung Quốc là mối đe dọa lớn đối với nước này. Trong số những kẻ thù luôn dòm ngó Trung Quốc có đội quân Mông Cổ. |
Mông Cổ không ít lần tiến đánh Trung Quốc bằng cách cố vượt qua Vạn Lý Trường Thành nhưng không thành công. |
Các chuyên gia đã tiết lộ một trong những lý do khiến quân đội Mông Cổ thất bại tại Vạn Lý Trường Thành là do công trình này ẩn chứa cấu trúc ngầm khiến kẻ thù khó có thể đánh chiếm được. |
Cụ thể, bên trong lớp tường gạch mà du khách thấy khi ghé thăm Vạn Lý Trường Thành là một bức tường được tạo ra từ đất nện. Bức tường này được xây dựng vô cùng công phu. |
Người dân thời nhà Tần đã đưa loại đất mịn tới địa điểm xây dựng Vạn Lý Trường Thành rồi trộn với vữa rồi đổ thành từng đống tại nơi bức tường được tạo ra. |
Kế đến, các khối đất mịn được nện cho tới khi chúng trở thành bức tường vững chãi, kiên cố với thời gian. |
Ở giữa các lớp đất nện là thảm sậy mỏng giúp bức tường vững chắc và thoát nước dễ dàng. Theo đó, những bức tường thành nhiều lớp cao gần 6m được hoàn thành. |
Về sau, để Vạn Lý Trường Thành càng vững chắc hơn trước các cuộc xâm lược của giặc ngoại xâm, người dân Trung Quốc gia cố bức tường bằng lớp gạch ở bên ngoài mà chúng ta thấy hiện nay. |