Đằng sau những vụ cháy rừng ở Nghệ An
- 10:50 09-07-2019
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Chữa cháy rừng tại xã Nam Kim (Nam Đàn). Ảnh: Quang An |
“Ngày trước đội bảo vệ rừng có hơn 10 người, tuy nhiên giờ người ta rút về để đi làm kinh tế cả, nay chỉ còn 3 người. Khi có sự cố cháy rừng thì chúng tôi buộc phải báo cáo ngay để có sự hỗ trợ vì lực lượng tại chỗ không thể xử lý được nếu đám cháy lớn”. Ông Nguyễn Xuân Chất - Đội trưởng đội bảo vệ rừng xã Nam Xuân. |
Ngoài việc thiếu nhân lực trong công tác bảo vệ rừng, hiện các trang thiết bị phục vụ phòng chữa cháy của địa phương cũng rất hạn chế, toàn xã Nam Xuân chỉ được trang bị 2 máy thổi, các dụng cụ như dao, rựa chủ yếu là đội bảo vệ tự trang bị. Điều đáng nói là khi có cháy xảy ra, số trang bị này không đủ phục vụ cho nhu cầu dập lửa.
Dụng cụ dập lửa hết sức thô sơ như vỉ dập lửa, cành cây, dao rựa không phát huy hiệu quả khi dập lửa rừng. Ảnh: Lâm Tùng |
Còn ở xã Nam Kim (Nam Đàn) không có đội bảo vệ rừng mà chỉ có 1 cán bộ phụ trách mảng lâm nghiệp, trang thiết bị hiện cũng chỉ được trang bị 2 máy thổi, số còn lại chủ yếu là những vật dụng thô sơ như vỉ dập lửa, dao, rựa tự trang bị.Các đồ bảo hộ cho lực lượng dập lửa hầu như không có.
Bộ đội được huy động tạo đường băng cản lửa trong vụ cháy rừng xã Nam Kim (Nam Đàn). Ảnh: Q.A |
“Một vấn đề nữa là các xã lúng túng trong phối hợp lực lượng dập lửa rừng. Điển hình trong tháng 6, thời điểm lực lượng tiếp viện đến xã Khánh Sơn, địa phương không cắt cử người dẫn đường, trong khi đám cháy lại xảy ra vào ban đêm, do đó, các lực lượng không biết cách nào để có thể tiếp cận được hiện trường nhanh nhất vì không thông thuộc địa bàn”. Ông Nguyễn Đình Thế - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Nam Đàn. |
“4 tại chỗ” trong PCCCR gồm: Lực lượng tại chỗ; phương tiện tại chỗ; hậu cần tại chỗ và chỉ huy tại chỗ. Tuy nhiên ở nhiều xã vấn đề này thể hiện không tốt, còn lúng túng, bị động, chưa phát huy được.
Trong huy động lực lượng đến trợ giúp, đã thể hiện các lực lượng có lúc không biết đường lên đám cháy để dập do không có bản đồ, không thông thạo địa hình. Một trong những yêu cầu quan trọng nhất trong chữa cháy rừng là phải tiếp cận được hiện trường càng nhanh càng tốt.
Một vấn đề khác là khi nhiều lực lượng chữa cháy cùng đến nhưng chưa rõ cấp chỉ huy cao nhất nên các lực lượng đều tự chỉ huy lực lượng của mình nên chưa tạo ra sức mạnh khi PCCCR.
Mới đây, trong một cuộc họp, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đã chỉ ra điều đó: Người chỉ huy cần phân tích đánh giá nhanh địa hình, quy mô điều kiện cụ thể của đám cháy trên cơ sở lực lượng, phương tiện tại chỗ hiện có để đưa ra phương án, giải pháp chỉ huy chữa cháy hiệu quả nhất. Việc phát tạo đường băng cản lửa và tiến hành xử lý đốt trước nhằm đón đầu và khoanh vùng, cô lập đám cháy. Các đường băng nếu được tận dụng qua các hệ thống đường mòn hoặc khe suối tự nhiên thì hiệu quả sẽ cao hơn. Lực lượng tham gia chữa cháy phải được phân bố đều theo các tổ, đội và nên có người địa phương thông thuộc địa hình, người có kiến thức nhất định về kỹ thuật, nghiệp vụ PCCCR. |
Đi tìm giải pháp hiệu quả
Theo ông Nguyễn Mạnh Cường - Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh, nguyên nhân cháy rừng gia tăng trong mùa nắng năm nay đó là thời tiết cực đoan, nắng nóng kéo dài, tình trạng thực bì khô, nguồn vật liệu cháy lớn, nguy cơ dự báo cháy luôn báo động cấp 5, cấp cực kỳ nguy hiểm.
Tình trạng thực bì khô, dày khiến những cánh rừng thông luôn ở mức báo động cháy cao. Ảnh: Q.A |
Bà con xã Nghi Lâm (Nghi Lộc) thu dọn lá thông phục vụ trồng hành tăm và phần nào hạn chế cháy rừng trên địa bàn huyện Nghi Lộc trong thời gian qua. Ảnh: Q.A |
Lực lượng dân quân trực cháy tại xã Nam Kim (Nam Đàn). Ảnh: Q.A |
Công tác PCCC rừng từ đầu năm triển khai có thể nói chưa được tốt. Bên cạnh đó lực lượng trông coi bảo vệ rừng quá mỏng (bình quân 1 kiểm lâm phải phụ trách hơn 1.000 ha rừng) nên khó có thể canh chừng và cấm đưa lửa rừng.
Các huyện, thành phố, Hạt kiểm lâm, chủ rừng, chính quyền địa phương cấp xã, các tổ đội chữa cháy rừng cần tiếp tục rà soát, kiểm tra lại lực lượng, phương tiện, vật tư để thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ” trong chữa cháy rừng; phân công lực lượng ứng trực 24/24h hàng ngày trong suốt mùa nắng nóng. Đặc biệt rút kinh nghiệm bổ cứu giải pháp hiệu quả sau các vụ cháy vừa qua.
Hiện nay với thời tiết cực đoan, nắng nóng gay gắt, nguy cơ cháy rừng rất cao. Vì vậy, bên cạnh công tác phòng ngừa, các địa phương, chủ rừng cần xây dựng đường băng cản lửa đủ đáp ứng ngăn chặn lửa rừng lan rộng khi xảy ra cháy.
Đối với các khu rừng trọng điểm và các khu rừng nguy cơ cháy rừng cao, cần chốt chặn, tuần tra canh gác, kiểm soát người ra vào rừng, ngăn chặn các hành vi đưa lửa vào rừng; kịp thời phát hiện điểm cháy, huy động lực lượng tham gia khống chế, dập tắt cháy rừngtrong thời gian ngắn nhất, không để xảy ra cháy lớn.
Cùng đó, công tác điều tra nguyên nhân, thủ phạm gây cháy rừng cũng cần thực hiện quyết liệt để nghiêm trị làm gương cho những người khác.