Ngân hàng Nhà nước đề xuất 'giải cứu' dân trồng hồ tiêu ở Gia Lai
- 13:46 12-05-2019
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Hơn 5.000 trụ tiêu gia đình anh Trần Xuân Thịnh (huyện Chư Sê) bị chết rụi. |
Phó Thống đốc tác Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú dẫn đầu đoàn công tác đến UBND tỉnh Gia Lai làm việc nhằm tháo gỡ khó khăn cho người dân trồng hồ tiêu vào chiều 10/5.
Tỉnh Gia Lai là điểm nóng nhất vùng Tây Nguyên với số lượng lớn cây hồ tiêu chết. Trong đó dư nợ của khách hàng bị thiệt hại do cây hồ tiêu chết hơn 2,6 nghìn tỉ đồng với 11.056 khách hàng tại 15 tổ chức tín dụng vay trồng, chăm sóc hồ tiêu trên địa bàn tỉnh.
Sau khi nghe báo cáo của lãnh đạo tỉnh Gia Lai, đại diện các ngân hàng, ông Đào Minh Tú cho biết: Mục tiêu vào Gia Lai lần này để xử lý vấn đề bức xúc, bởi ngày nào cũng nhận được nhiều “Đơn đề nghị khẩn cấp” với hàng chục chữ ký, cho thấy bà con mong mỏi một cơ chế chính sách hỗ trợ của nhà nước.
Phó Thống đốc đánh giá cao sự có mặt, những ý kiến của lãnh đạo tỉnh, đại diện các ngân hàng. Đặc biệt là ý kiến của đồng chí Phó chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Đức Hoàng “Hết cỡ rồi, hết giải pháp rồi, giờ chỉ có vấn đề khoanh nợ. Không khoanh được thì giải quyết thế nào với bà con ?”.
Theo ông Đào Minh Tú, vùng Tây Nguyên có những người không trả được nợ nên phải đi khỏi địa phương, điều này có hai nguyên nhân. Một là cây hồ tiêu với thực trạng như hiện nay, không còn phương thức làm ăn nào nên họ tìm chỗ khác kiếm kế sinh nhai. Thứ hai là ngân hàng đến liên tục về khoản nợ. Đằng sau câu chuyện kinh tế này chính là vấn đề xã hội, mà vấn đề xã hội không được giải quyết sẽ trở thành vấn đề chính trị.
Qua các ý kiến, Phó Thống đốc chỉ thấy rằng thực trạng của người trồng hồ tiêu là rất khó khăn cùng các con số thống kê mà chưa nhìn được “bức trang toàn cảnh”, đầy đủ về việc hồ tiêu chết; còn bao nhiêu; khả năng thu nợ được bao nhiêu, mất đi thế nào,…
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú |
Từ những phân tích trên, Phó Thống đốc đề ra giải pháp. Cụ thể, điều cần giải quyết hiện tại là hạn chế tối đa việc chuyển nợ xấu; phân tích xu hướng thị trường, xu hướng tác động đến câu chuyện đang phải xử lý này; phải xác định được thiệt hai thực tế. Sau khi phân tích đánh giá thực trạng, các chi nhanh phải có một cái báo cáo về hội sở chính, đồng thời đề ra các giải pháp khắc phục, với tinh thần chủ động ở phía người cung ứng vốn.
Ông Đào Minh Tú nhấn mạnh, theo tinh thần chỉ đạo của Thống đốc, đề nghị tất cả xem xét lại từng món vay, xác định cơ cấu lại, kéo dài thời hạn nợ, hoãn, giảm hay xoá lãi. Làm xong, báo cáo cụ thể về Ngân hàng Nhà nước. Phải làm sao để người vay thấy được đây không chỉ là làm việc trên văn bản. Báo cáo trong năm 2019.
Nhiệm vụ nữa ông đưa ra là tư vấn, tham mưu cho tỉnh, cùng sở ngành trong vấn đề quy hoạch, chuyển đổi, cơ cấu lại nhằm triển khai một cách hợp lý. Cần xác định lý do tiêu chết là do thiên tai hay nguyên nhân khác trong thời gian sớm nhất. Vì nhà nước chỉ hỗ trợ cho những người thực sự bị thiệt hại.