Nghệ An 24h

http://nghean24h.vn


GS, PGS phải có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm: Thêm giấy phép con?

Mấy hôm nay, dư luận đặc biệt quan tâm tới phản ánh của một giáo sư (GS) về việc các giảng viên ĐH, CĐ, kể cả GS - PGS cũng phải có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm do các trường sư phạm cấp. Quy định này của Luật Giáo dục và thông tư của Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ theo các chuyên gia, đó là một hình thức yêu cầu các giảng viên phải có “giấy phép con” khi “hành nghề”.

 Giảng viên ĐH cần có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là thêm một “giấy phép” con. Ảnh: Nghiêm Huê

Tốt nghiệp sư phạm vẫn phải đi học nghiệp vụ sư phạm

TS. N.T.N đang giảng dạy tại một trường ĐH sư phạm khu vực phía Bắc cho biết quy định hiện hành yêu cầu giảng viên CĐ, ĐH bắt buộc phải có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm, kể cả những người đang là giảng viên trường sư phạm hoặc tốt nghiệp ĐH sư phạm. Chính vì vậy, cách đây mấy năm, TS.N.T.N cùng một loạt các giảng viên khác của trường sư phạm này bị “lùa” đi học lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm kể cả các GS, PGS công tác lâu năm trong trường.

Theo lý giải của TS. N thì tốt nghiệp ĐH sư phạm mới chỉ đủ “nghiệp vụ” để dạy THPT. Do đó, muốn dạy ĐH, CĐ, TCCN phải có thêm chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm theo từng bậc học! TS.N cho biết quy định này là văn bản quy định pháp quy nên dù có “không phục” thì mọi người cũng đều phải đi học. “Điều duy nhất mà chúng tôi, những người từng tốt nghiệp trường ĐH sư phạm, lại giảng dạy tại chính các trường ĐH sư phạm rút ra được sau khóa học này đó là hóa ra từ trước đến giờ chúng tôi toàn dạy chui, hành nghề chui mà không có chứng chỉ hành nghề” - TS.N hóm hỉnh nói.

Theo lý giải của ông Hoàng Đức Minh, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ Quản lý, Bộ GD&ĐT, việc giảng viên phải có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm được quy định trong điều 77 của Luật giáo dục và Thông tư liên tịch của Bộ GD&ĐT, Bộ Nội vụ ban hành năm 2014 về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục ĐH công lập. Theo đó, các văn bản này quy định một trong các tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của giảng viên là “có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên”. Mỗi chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cũng có mục tiêu, nội dung và đối tượng áp dụng khác nhau. Do đó muốn đạt trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo dạy CĐ, ĐH theo quy định, bắt buộc phải tham gia khóa bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm.

 

Vấn đề này đã được quy định rõ trong Luật Giáo dục nên không mới nhưng giờ đây các giảng viên lại lăn tăn. Theo tìm hiểu của phóng viên, mới đây, Bộ GD&ĐT ban hành thông tư sửa đổi, bổ sung quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh CĐ, ĐH. Trong đó nêu rõ: Cơ sở giáo dục chưa được công nhận đạt chuẩn kiểm định chất lượng bởi các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định hiện hành sẽ không tăng chỉ tiêu tuyển sinh so với năm trước liền kề… Trong khi đó, kết quả kiểm định chất lượng giáo dục ĐH công bố năm 2018 về tiêu chí giảng viên đảm bảo trình độ chuẩn theo quy định có đến hơn 43% chưa đạt yêu cầu. Phần lớn giảng viên chưa đạt chuẩn là chưa có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm. Do vậy, để lo cho “nồi cơm” của mình, các trường bắt đầu yêu cầu bắt buộc giảng viên phải có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm. Thế nên, các GS, PGS trước đây vì lý do gì đó chưa có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm thì giờ phải đi học.

Ai sẽ đủ trình độ để tập huấn cho các giáo sư?

GS.Phạm Tất Dong, nguyên Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương cho rằng, quy định này không giải quyết được vấn đề về chất lượng đội ngũ giảng viên ĐH, CĐ hiện nay. Những người đủ điều kiện giảng dạy ở các trường ĐH theo quy định phải từ tiến sĩ trở lên. Hơn nữa, giảng dạy ở ĐH không có một phương pháp chung nào. GS. Dong cho biết ông đã hướng dẫn khoảng 40 nghiên cứu sinh và hàng trăm thạc sĩ. Ông cho rằng không có lý do gì mình phải đi học để lấy cái chứng chỉ kia. Hay chẳng hạn như một giáo sư ĐH Bách khoa Hà Nội đầu ngành về một lĩnh vực nào đó, bây giờ họ không được giảng dạy vì không có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là hết sức vô lý. Không những thế, GS. Phạm Tất Dong đặt câu hỏi: Ai là người có thể “dạy” các giáo sư này về nghiệp vụ sư phạm? Sao lại bắt các GS phải có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm? Không những thế lại còn yêu cầu những người tốt nghiệp sư phạm, dạy sư phạm vẫn phải học là sự vô lý nữa.

Việt Nam quy định không giống ai

Trong khi đó, trao đổi với Tiền Phong, nghiên cứu sinh Châu Dương Quang, Khoa Chính sách giáo dục và lãnh đạo tại trường ĐH State New York cho biết ở Mỹ, điều kiện để trở thành giảng viên các trường ĐH là tiến sĩ trở lên và có trình độ chuyên môn phù hợp với ngành giảng dạy. Nghiên cứu sinh này cũng khẳng định ở Mỹ, không có trường ĐH nào yêu cầu giảng viên của mình phải có chứng chỉ sư phạm. Chỉ có bậc phổ thông là có yêu cầu này. PGS. Bùi Quốc Tính, giảng viên ĐH Tokyo Nhật Bản cũng cung cấp thông tin ở Nhật không tồn tại chứng chỉ này. Muốn làm giảng viên ĐH, ứng viên chỉ cần có bằng tiến sĩ chuyên ngành, nhiều năm kinh nghiệm, có một sơ yếu lý lịch khoa học đẹp và nhất là phải “qua được” cuộc phỏng của nơi tuyển dụng.

“Tôi cho rằng quy định của Việt Nam là không giống ai. Chứng chỉ này vô ích đối với các giảng viên ĐH. Trước những ý kiến của dư luận về quy định này, ông Hoàng Đức Minh, Cục Nhà giáo và quản lý cán bộ, Bộ GD&ĐT cho biết về nguyên tắc chưa sửa Luật thì chúng ta phải tuân thủ quy định. Tuy nhiên, ông Minh cũng cho hay, ghi nhận những phản ánh thực tế, Bộ GD&ĐT đang cho rà soát, nếu cần thiết có thể xem xét chỉnh sửa trong Luật Giáo dục (sửa đổi) tới đây.

GS.Phạm Tất Dong, nguyên Phó trưởng ban Tuyên giáo trung ương cho rằng, quy định này không giải quyết được vấn đề về chất lượng đội ngũ giảng viên ĐH, CĐ hiện nay. Những người đủ điều kiện giảng dạy ở các trường ĐH theo quy định phải từ tiến sĩ trở lên. Hơn nữa, giảng dạy ở ĐH không có một phương pháp chung nào. GS. Dong cho biết ông đã hướng dẫn khoảng 40 nghiên cứu sinh và hàng trăm thạc sĩ. Ông cho rằng không có lý do gì mình phải đi học để lấy cái chứng chỉ kia.

 'Tôi bắt học sinh quỳ trước lớp là theo yêu cầu của phụ huynh'