Những chạm khắc tinh xảo của ngôi đình cổ 300 trăm ở "xứ Nhút"
- 15:02 05-03-2019
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Di tích lịch sử cấp quốc gia đình Bích Thị, xã Thanh Giang (Thanh Chương) là sản phẩm kiến trúc được chạm khắc, đắp vẽ tinh xảo thời nhà Nguyễn.
Đình Bích Thị là công trình kiến trúc được nhân dân xây dựng vào thế kỷ XVIII để làm nơi sinh hoạt, hội họp và cũng là nơi thờ tự 2 vị Thành hoàng Trần Hưng Học và Trần Hưng Nhượng. Ngoài ra, đình cũng phối thờ bản cảnh Thành Hoàng và các vị thần của các ngôi đền thuộc Tổng Bích Hào xưa. |
Hơn 300 năm tồn tại, ngôi đình vẫn giữ được nét kiến trúc cổ gồm 5 gian, 2 hồi và 4 mái, tất cả đều được lợp ngói vẩy. |
Nghệ nhân xưa đã thổi hồn vào công trình bằng những đường chạm khắc hết sức tinh tế, đẹp mắt. |
Hai bên mái của ngôi đình được bố trí đăng đối, hai đầu rồng uốn mình từ ngoài hướng lên chầu tạo thành hình tượng hổ phù đội mặt trời. |
Đầu rồng cũng được thiết kế cách điệu, vây và bờm rồng chạm trổ vô cùng tinh xảo, tỉ mỉ. |
Ngoài ra, công trình còn có nhiều chi tiết khắc hoa lá, vân mây công phu. |
Năm 2015, Đình Bích Thị được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia. |
Cũng từ đây, vào ngày 20 tháng Giêng hàng năm, dân làng xã Thanh Giang lại long trọng tổ chức lễ hội đình Bích Thị với nhiều hoạt động văn hóa truyền thống thu hút đông đảo người dân tham gia. |