Nghệ An 24h

http://nghean24h.vn


Vì sao không nên lót giấy lên toilet công cộng trên đường du lịch

Lót khăn giấy lên bồn cầu không phải giải pháp hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ lây bệnh truyền nhiễm trong toilet công cộng.

Nhiều người luôn cố gắng tránh toilet công cộng bằng mọi giá, bởi không ai muốn ngửi mùi xú uế, những vết ố trên tường trắng, bồn rửa tay dơ... Phổ biến nhất vẫn là nỗi e ngại phải dùng bồn cầu trong toilet công cộng.

Tuy nhiên, khi di chuyển xa trong những chuyến du lịch, bạn buộc phải dùng toilet công cộng trong những trường hợp bất khả kháng. Lót khăn giấy kín bồn cầu là giải pháp tình thế được nhiều người lựa chọn. Nhưng thực tế, lớp ngăn cách này khiến bạn tiếp xúc với nhiều vi khuẩn hơn.

Nhiều người có thói quen lót giấy vệ sinh phủ kín bệ bồn cầu. Ảnh: fxp.cz. 

Lý do nằm ở cấu tạo của bồn cầu, bệ ngồi thường được làm từ những vật liệu chống vi khuẩn lây nhiễm. Tiến sĩ William Schaffer, một giáo sư ngành y tế dự phòng, trả lời Huffington Post: "Bệ ngồi toilet không phải thứ lây lan bất cứ bệnh truyền nhiễm nào, bạn sẽ không mắc phải bệnh gì".

Trong khi đó, giấy vệ sinh có kết cấu dễ thấm hút, khiến nơi này trở thành môi trường hoàn hảo cho vi khuẩn lưu lại, theo Sun. Những cuộn giấy thường được đặt sát bồn cầu, trong tầm với để thuận tiện cho người sử dụng - song vị trí này khiến chúng thu hút nhiều vi khuẩn bị bắn ra sau mỗi lần xả nước.

Nếu thực sự không muốn tiếp xúc bồn cầu, bạn có thể ngồi xổm cách xa nó - coi đó như một bài tập luyện cơ đùi trong toilet công cộng, hoặc tìm nơi có bệ xí xổm. Điều quan trọng nhất giúp bạn phòng trừ vi khuẩn có hại chính là rửa tay sau mỗi lần dùng toilet, và tránh chạm tay sạch lên những bề mặt như cửa ra vào, tay nắm cửa...

[presscloud]http://media.nghean24h.vn/video/2018/11/02/V___sao_kh__ng_n__n_l__t_gi___y_l__n_toilet_c__ng_c___ng_tr__n________ng_du_l___ch___VnExpress_Du_l___ch.mp4[/presscloud]

Khách Tây chấm điểm nhà vệ sinh công cộng ở Hà Nội. Video: Kiều Dương.