Nghệ An 24h

http://nghean24h.vn


Nghìn mẹ truyền cách chữa viêm tai giữa, bác sĩ cảnh báo con có thể điếc vĩnh viễn

Tất cả các chất không sạch sẽ, không tốt khi đưa vào tai có thể gây biến chứng thủng màng tai, nhiễm trùng màng não, ảnh hưởng thính lực, điếc.

Hiện có hàng chục nghìn bà mẹ đang chia sẻ mẹo xông tai bằng sáp ong trị viêm tai giữa, coi đây là bài thuốc dân gian đơn giản nhưng hiệu quả.

Bước 1: Lấy sáp ong rừng, vắt nguyên lấy sáp bỏ mật, đun nóng cho tan ra; Bước 2: Lấy sáp ong đã đun phết lên tờ giấy mỏng (giấy trong bộ vàng hương hay có, càng mỏng càng tốt, làm nhanh lúc sáp còn nóng không nguội sẽ bị cứng lại, không làm được); Bước 3: Chuẩn bị 1 cái ấm nước pha trà, chế tạo vòi để thổi giúp khói vào sâu trong tai, tránh sáp rớt vào tai.

 Nhiều mẹ áp dụng đốt sáp ong rồi thổi vào tai để chữa viêm tai giữa

Phương pháp này có lưu ý quan trọng nhất là làm sao cho khói của sáp ong vào tai được nhiều nhất. Mỗi ngày xông sáp ong 2 lần, mỗi lần 5 phút. Tuần đầu làm 7 ngày liên tiếp, tuần thứ 2 làm cách ngày.

Tuy nhiên các chuyên gia nhi khoa không ủng hộ cách làm này. PGS.TS Trần Minh Điển, Phó giám đốc BV Nhi TƯ cho biết, viêm tai giữa là bệnh phổ biến, hầu như đứa trẻ nào cũng mắc.

Khác với viêm mũi hay sùi vòm mũi họng (viêm VA) có thể nhìn thấy được, viêm tai giữa cần phải đưa trẻ đến khám bác sĩ chuyên khoa nhi, đặc biệt bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng.

Cấu trúc của tai rất nhạy cảm, gồm nhiều mạch máu liên quan trực tiếp đến chức năng nghe. Viêm tai giữa là viêm khu vực rất gần thần kinh trung ương nên sẽ rất nguy hiểm nếu xử lý không đúng cách.

Theo PGS Điển, nguyên nhân hàng đầu gây viêm tai giữa là do vi khuẩn, virus. Sở dĩ trẻ em dễ mắc viêm tai giữa do vòi Eustache thông từ mũi sang tai ngắn và nằm nghiêng khiến vi khuẩn dễ xâm nhập từ mũi và họng lên khoang tai giữa.

Thực tế, khu vực tai, mũi, họng đều liên quan đến nhau, khi đường mũi bị phù nề, nhiều dịch nhầy sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển quá mức. Nếu trẻ bị cảm, chất nhầy cũng được tiết ra ở khoang tai giữa. Mủ bắt đầu hình thành và chẳng mấy chốc khoang tai giữa chứa đầy vi khuẩn, mủ và dịch nhầy đặc.

 Viêm tai giữa là viêm khu vực rất gần thần kinh trung ương nên sẽ rất nguy hiểm nếu xử lý không đúng cách

Khi khám, bác sĩ chuyên khoa nhi hoặc tai mũi họng sẽ phát hiện màng nhĩ có dày, đỏ hay phồng lên không. Tuỳ theo căn nguyên bác sĩ có thể kê kháng sinh hoặc không. Chăm sóc tại nhà có thể dùng thêm thuốc nhỏ kê đơn cùng

Do đó cha mẹ đừng đưa bất kỳ thứ gì vào tai trẻ vì đây là khu vực cực kỳ nhạy cảm. Nếu các chất không sạch sẽ, không tốt có thể gây biến chứng gần là viêm nặng thêm, thủng màng tai, nhiễm trùng màng não, xa hơn sẽ ảnh hưởng chức năng nghe, điếc.

“Các bà mẹ cần thận trọng nhất là các phương pháp chưa được kiểm chứng. Đừng dại áp dụng khi mình không hiểu biết mà vẫn làm đôi khi gây hại cho con”, PGS Điển cảnh báo.

Nghiên cứu mới cho thấy, 80% nhiễm trùng tai không biến chứng sẽ tự khỏi trong vòng 4-7 ngày không cần kháng sinh. Trường hợp cần điều trị kháng sinh, liệu trình được khuyến cáo kéo dài 7 ngày.