Nô lệ tình dục bị đưa vòng quanh nước Anh suốt 10 năm
- 13:00 18-10-2018
- In ra
- Đóng cửa sổ này
[presscloud]http://media.nghean24h.vn/video/2018/10/18/N___l____t__nh_d___c_b________a_v__ng_quanh_n_____c_Anh_su___t_10_n__m___VnExpress.mp4[/presscloud]
Jenny kể lại quá khứ bị ép buộc làm nô lệ tình dục. Video: BBC.
Jenny sinh ra ở Anh. Năm 11 tuổi, cô gặp gỡ một người đàn ông gây ấn tượng ban đầu "rất tử tế". Nhưng tới năm 13 tuổi, hắn buộc Jenny phải ngủ với một gã buôn ma túy để trả nợ cho mình. Sau đó, cô phải ma túy khi bị ép ngủ với 6 hoặc 7 gã khác trong một đêm, theo BBC.
"Khi đó tôi như người chết, mọi giác quan đều tê liệt", Jenny nhớ lại.
Salvation Army (Đội quân Cứu rỗi) là tổ chức từ thiện chống nạn buôn bán người ở Anh, cung cấp nhà an toàn cho các nạn nhân nô lệ tình dục. Tổ chức này cho hay số lượng nô lệ hiện đại ở Anh mà đơn vị này hỗ trợ trong năm 2017-2018 đã tăng gần gấp đôi lên 86 trường hợp, so với 44 vụ năm 2015-2016 và 2016-2017.
Ngoài chuyện bị cưỡng ép bán dâm, nạn nhân còn bị ép buộc lao động. Họ thường làm việc trong các tiệm làm móng và rửa xe.
"Nô lệ thời hiện đại thể hiện qua một số hình thức như lao động cưỡng bức và bóc lột tình dục, nơi phụ nữ bị bắt cóc, lừa gạt và lạm dụng. Dù bề ngoài, dường như họ đã trốn thoát nhưng thực tế, họ có thể đang bị tra tấn, đe dọa và sợ hãi tới nỗi không dám trốn chạy", Kathy Betteridge, giám đốc của Salvation Army cho biết.
Jenny từng trốn chạy bằng cách chuyển nhà, nhưng các băng nhóm tội phạm, những kẻ có mạng lưới trải rộng khắp nước Anh, luôn tìm thấy cô. Một gã từng tưới xăng lên người Jenny, đe dọa thiêu sống cô nếu bỏ chạy.
"Tôi đã lỡ nhiều cơ hội được các chuyên gia giải cứu", Jenny nói.
Tiến sĩ Cheryl Mvula, chuyên gia của tổ chức Stop the Traffik (Ngăn chặn buôn bán người), đánh giá "các nhóm tội phạm buôn người rất nguy hiểm. Chúng hoạt động có tổ chức, buôn bán người vì lợi nhuận do vận chuyển người dễ hơn vận chuyển ma túy và vũ khí".