Khi nào cần kiểm tra dầu, thay lốp và bảo dưỡng phanh ô tô?
- 09:51 04-10-2018
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Thông thường, các hãng sản xuất lốp xe thường khuyến cáo khách hàng không nên sử dụng lốp quá 5 năm kể từ ngày sản xuất |
5 năm – mốc an toàn của lốp
Lốp xe được ví như đôi chân của con người, lốp cũng là bộ phận duy nhất tiếp xúc với mặt đường khi xe vận hành, một bộ lốp tốt sẽ giúp xe vận hành êm ái, an toàn và tiết kiệm đáng kể nhiên liệu.
Hiện không có hãng lốp xe nào đưa ra thời gian cụ thể về tuổi thọ của lốp, bởi điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: thói quen lái xe, điều kiện đường sá, cách chăm sóc, bảo trì lốp… Thông thường, các hãng sản xuất lốp xe thường khuyến cáo khách hàng không nên sử dụng lốp quá 5 năm kể từ ngày sản xuất.
Theo các chuyên gia của Bridgestone Việt Nam, mỗi chủ xe cần nằm lòng các bước kiểm tra lốp xe, tạo thói quen kiểm tra lốp thường xuyên bằng mắt thường; kiểm tra áp suất lốp mỗi tháng, trước những chuyến đi dài hay những lúc xe chở nặng. Thời tiết lạnh của mùa đông áp suất lốp thường giảm khoảng 0,5 kg, lúc này bạn cần kiểm tra trong hướng dẫn sử dụng để tìm áp suất lốp phù hợp với lốp xe của mình.
Theo kinh nghiệm của các tài xế đường dài, việc thay lốp đúng kỹ thuật không chỉ giảm thiểu những nguy hiểm do lốp gây ra mà còn giúp xe tiết kiệm một lượng nhiên liệu không hề nhỏ. Trong điều kiện đường sá thời tiết khắc nghiệt ở Việt Nam, bạn không nên đi cố với những chiếc lốp đã lăn bánh hơn 50 nghìn km, số km này cũng thường tương đương với khoảng 5 năm sử dụng lốp.
3 năm bảo dưỡng hệ thống phanh
Má phanh cũng là một trong những linh kiện tối quan trọng giúp xe vận hành an toàn. Tuy nhiên, không phải lái xe nào cũng biết khi nào cần phải thay má phanh mới. Tuy nhiên, tuổi thọ và độ mòn của má phanh lại rất khác nhau, bởi nó phụ thuộc thói quen lái xe của từng người. Thói quen luôn để chân vào bàn đạp phanh khi lái, hay thường chạy nhanh, phanh gấp chắc chắn sẽ làm má phanh nhanh mòn hơn so với thói quen không tỳ chân phanh khi lái.
Do những yếu tố trên thời gian để thay má phanh cũng khác khác nhau, với người không tỳ chân phanh khi lái, ít phanh gấp thì có thể sau 100 nghìn km mới phải thay má phanh mới, nhưng nếu bạn có thói quen tỳ chân phanh và hay phanh gấp thì các chuyên gia kỹ thuật cảnh báo sau 50 nghìn km cần thay má phanh mới để đảm bảo an toàn.
Rất dễ nhận biết khi má phanh đã bị mòn, đó là phanh kém ăn, khi phanh thường phát ra tiếng kít kít. Khi má phanh đã bị mòn thường Dấu hiệu đặc trưng khi má phanh mòn là phát ra tiếng “kẹt kẹt” mỗi khi đạp phanh, phanh kém ăn… Đây là lúc cần phải mang xe tới garage ngay để thay má phanh.
Theo các chuyên gia an toàn, kể cả khi không có những biểu hiện mòn phanh, nhưng xe đã hoạt động từ 3 năm trở lên cũng cần được kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống phanh nhằm phát hiện sớm những hỏng hóc và tránh được những sự cố đáng tiếc.
Dầu máy quan trọng chẳng kém nguồn dinh dưỡng nuôi sống cơ thể con người |
Hiểu đúng về việc thay dầu máy
Dầu máy (dầu động cơ), quan trọng chẳng kém nguồn dinh dưỡng nuôi sống cơ thể con người. Thế nhưng có rất nhiều người đang sử dụng ô tô tại Việt Nam lại thực hiện sai việc này khiến xe không được chăm sóc một cách tốt nhất.
Anh Lê Mạnh Hùng, chủ một garage ô tô trên phố Lĩnh Nam (Hà Nội) cho biết: “Nhiều người sử dụng ô tô đang thay dầu máy một cách máy móc và dập khuôn, đó là cứ sau 3.000 - 5.000 km sử dụng sẽ mang xe tới thay dầu. Đây là thói quen không tốt chút nào cho đông cơ và tuổi thọ chiêc xe của bạn...”.
Thời gian thay dầu động cơ không nên dập khuôn theo số km đã định sẵn mà cần xem xét tới điều kiện vận hành của từng chiếc xe. Chẳng hạn, dù mới đi được 3.000 km nhưng xe bạn thường xuyên phải đi đương đồi núi, chạy tôc đô cao trên cao tốc… làm máy luôn nóng, phẩm chất của dầu sẽ giảm nhanh hơn, độ bôi trơn kém. Ngược lại, dù xe đã đi được 5.000 km nhưng ít hoạt động, vận hành trong điều kiện đường sá tốt… thì phẩm chất dầu sẽ cao hơn so với xe đi 3.000 km, độ bôi trơn tốt bảo vệ máy tốt hơn.
Như vậy, thời gian sử dụng dầu động cơ dài hay ngắn còn tùy thuộc vào chất lượng dầu, điều kiện làm việc của động cơ và điều kiện vận hành của xe.
Khi chọn dầu cần nắm được các chỉ dẫn như cấp độ nhớt (SAE) và cấp tính năng của dầu nhớt (API) để chọn loại dầu thích hợp nhất cho xe của mình. Dầu nhớt có độ nhớt đa cấp thường ký hiệu như sau: SAE 10W-30, 15W-40 và 20W-50, SAE 0W-40.v.v...
Trong đó phần trước chữ W chỉ khoảng nhiệt độ mà loại dầu nhớt đó giúp động cơ khởi động tốt. Nhiệt độ đó được xác định bằng cách lấy 30 trừ đi con số đó, nhưng tính ở nhiệt độ âm. Ví dụ loại nhớt 20W-50 khởi động tốt ở -10 độC. Dầu 10W-30 khởi động tốt ở -20 độ C...
Các dẫy số sau chữ W càng lớn thì có nghĩa độ đâm đặc càng cao. Ngược lại, càng nhỏ thì càng loãng. Do đó, những xe hay đi đường trường, đèo dốc, động cơ luôn nóng thì nên chọn loại dầu có độ đậm đặc cao để khi nóng máy dầu loãng ra là vừa. Còn nếu chọn loại dầu loãngsẽ khiến động cơ gằn và nóng hơn khi vận hành...