Tài xế cố tình chèn chết nam sinh: Hình phạt cao nhất
- 07:47 28-09-2018
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Đó là trường hợp xảy ra với em Hoàng Đức Phượng (trú tại xã Kỳ Giang, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh; học sinh lớp 12 Trường THPT Kỳ Anh).
Tài xế cho xe cán lên đầu em Phượng khiến nạn nhân tử vong là Phan Đình Quân (38 tuổi, trú tại xã Kỳ Phú, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh).
Nhận định về hành vi trên, Tiến sĩ -LS Lê Văn Thiệp-Trưởng VPLS Toàn Cầu cho biết: "Trong trường hợp này chắc chắn sẽ phải xử người tài xế về tội giết người với mức án cao nhất là tử hình. Đây là mức hình phạt cao nhất về tội giết người, những hành vi trên của tài xế đủ yếu tố để cấu thành tội phạm giết người. Về mặt nguyên tắc thì đây là hành vi giết người rồi không thể bàn cãi gì.
Thực ra các vụ án giao thông từ trước đến nay mức hình phạt rất nhẹ, không đảm bảo được tính răn đe riêng và phòng ngừa chung, về mặt nguyên tắc phải sửa đổi một số điều luật.
Nếu sửa đổi thì phải tăng nặng hình phạt đối với nhóm tội này mới nâng cao ý thức của người tham gia giao thông. Ô tô của con người ngày càng nhiều, tai nạn lớn nên phải xem xét.".
Luật sư chỉ rõ, nếu tham gia giao thông gây thiệt hại sẽ phải bồi thường, đây là bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Giống như làm thương tích ai đó thì sẽ phải đền bù, nếu như thương tích thì phải chữa trị thì đắt đỏ hơn, mai táng phí sẽ rẻ hơn và không phải bồi thường những khoản khác nữa.
Công an huyện Kỳ Anh thực nghiệm hiện trường vụ tai nạn (Ảnh TN) |
Ví dụ như nếu một tài xế đâm chết 1 người bồi thường 200 triệu là xong, nhưng nếu bị thương phải phẫu thuật có khi mất 1 tỷ, nên hậu quả gây ra phải bồi thường vì tâm lý đó.
Trong trường hợp này rõ ràng đây là hành vi nguy hiểm cho xã hội, cướp đoạt tính mạng của người khác và trái pháp luật nó là thuộc tội giết người. Không có lý do nào biện hộ cho hành vi đó cả, đó là kẻ mất nhân tính.
Đồng tình với quan điểm trên, Luật sư Trương Xuân Tám cũng cho rằng trong trường hợp này đối tượng có thể bị truy cứu tội giết người với mức phạt từ 12-20 năm tù hoặc tử hình.
Nếu gây tai nạn chỉ vi phạm về quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, nếu tài xế xuống thấy nạn nhân bất tính rồi lên xe điều khiển chèn lên đầu nạn nhân thì đó hành vi cô ý giết người, có tính chất dã man nên khung hình phạt có thể phải chịu ở mức cao nhất là tử hình.
"Cả một chiếc xe tải to như vậy dùng để cán lên đầu người khác là hành vi hết sức dã man. Xét về đạo đức tài xế phải cấp cứu ngay lập tức bởi nạn nhân khi đó có thể bị thương thôi nên cần phải đưa đi cấp cứu" -Luật sư bức xúc nói.
Theo luật sư Tám, với hành vi côn đồ dã man không có tình người, không thể cải tạo được thì những tình tiết giảm nhẹ cũng không đủ lớn để giảm án cho đối tượng vì hành vi của đối tượng là quá dã man.
Một số tình tiết giảm nhẹ của đối tượng có thể có là người điều khiển xe dưới 18 tuổi, gia đình có công với cách mạng.
Cũng theo luật sư Tám nhiều người tính toán ở vấn đề bồi thường mà đã biến từ tai nạn giao thông thành tội giết người.
"Tâm lý tính toán mất nhân tính ở chỗ nếu cán chết hay vô tình cán chết người sẽ chỉ mất 1 lần bồi thường còn nếu đâm người khác bị thương phải nuôi dưỡng suốt đời, nhiều người tính toán ở chỗ đó nên bị thành tội giết người.
Bồi thường ở đây chỉ là phí mai táng và chi phí cấp cứu nhưng thường chỉ có bồi thường về chi phí mai táng thôi. Vậy nên đối với trường hợp tính toán dã man, thực dụng, không có tính người như vậy phải phải xử lý nghiêm khắc" -luật sư Tám khẳng định.
Theo cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, vào khoảng 16 giờ ngày 31/5/2016, Quân điều khiển xe tải lưu thông trên tuyến quốc lộ 1A.
Khi đến đoạn đường thuộc xã Kỳ Tiến (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh), Quân bất ngờ cho xe chuyển hướng từ quốc lộ 1A rẽ phải vào đường liên xã Kỳ Tiến và đâm trúng xe máy điện do em Phượng điều khiển, đang lưu thông cùng chiều.
Biết mình đã gây tai nạn, Quân dừng và nhảy xuống xe quan sát thấy em Phượng nằm bất động phía trước bánh sau bên phụ xe ô tô. Sau đó, Quân lên xe cho xe chạy tiến lên đè qua đầu nạn nhân, làm cho nạn nhân bị vỡ sọ não dẫn đến tử vong.