Nghề nướng cá ở Diễn Vạn, Nghệ An
- 16:36 08-08-2018
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Hơn 20 năm trở lại đây, các gia đình ngư dân ở các xóm Trung Phú của xã nghèo Diễn Vạn (Diễn Châu, Nghệ An) đã chuyển đổi từ nghề đánh bắt sang nghề mới nghề nướng cá. Lúc đầu chỉ một vài hộ tham gia, nhưng đến nay trên địa bàn xã đã có trên 40 hộ làm nghề. Nhiều gia đình trong xã cho biết, lúc đầu chỉ nghỉ đơn giản rằng xã mình xa biển mà đi đánh bắt như thế lời lãi chẳng bao nhiêu nên thôi mình ở trên bờ rồi thu mua cá lại để mang đi bán cũng được và như thế nghề nướng cá ở Diễn Vạn bắt đầu hình thành từ những năm đầu 90 của những thập niên trước. Diễn Vạn gần 1 số cảng cá lớn như Lạch Vạn, Lạch Quèn nên có điều kiện mua bán, tiếp xúc nhiều với các loại cá nên các gia đình thường mua cá về nướng với mục đích để giữ cá được tươi ngon, không ươn và vận chuyển đi xa được trong nhiều ngày.
Những con cá được lựa chọn kỹ càng và nướng trên than hồng |
Giờ đây, nghề nướng cá không chỉ có ở thôn Trung Phú mà còn xuất hiện ở nhiều thôn khác như Trung Hậu, Đồng Én và Yên Đồng. Lúc này, nghề nướng cá đã trở thành một nghề không chỉ mang lại thu nhập cho các hộ nướng cá mà đang trở thành một nét đẹp độc đáo riêng của vùng quê nghèo Diễn Vạn.
Ông Nguyễn Xuân Tính Chủ lò nướng ở thôn Trung Phú chia sẽ: Gia đình tôi làm nghề nướng cá từ những năm 95-96, khi đó chúng tôi mong muốn là vận chuyển cá lên miền Tây của Nghệ An để bán nhưng nếu vận chuyển cá tươi thì khi lên tới nơi thì cá sẽ hư hết, nên gia đình bắt đầu chuyển sang nghề này để giữ lại những cái tươi cái ngon của con cá. Không chỉ thế nghề nướng cá ở đây đã được huyện và xã quan tâm và dần dần xây dựng đây trở thành một làng nghề.
Mỗi ngày như lò nướng trung bình từ 1,5 đến 2 tấn cá một ngày, trừ các khoản phí thì mỗi lò có lãi từ 25 – 30 triều đồng/ tháng. |
Chị Lê Thị Hường chủ lò khác cho biết thêm: “Cái quan trọng của nghề nướng cá quan trọng nhất là chất lượng cá trước lúc đưa vào nướng phải tươi, ngon, không ươn, cá nướng lên nhìn phải bắt mắt, ăn phải thơm ngon”.
Để chọn được cá tươi, ngon, ngay từ sáng sớm hàng ngày, các hộ nướng cá đã phải đến các bến cá tận các xã như Diễn Bích, Diễn Ngọc (Diễn Châu –PV) hay Tiến Thủy, Sơn Hải, Quỳnh Long (Quỳnh Lưu) có khi phải vào tận Cửa Lò, ra Hoàng Mai… để chờ tàu khai thác thủy sản về để chọn mua cá tại gốc.
Hiện nay, nghề nướng cá ở đây đang mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. Ông Tính cho biết “ Mỗi ngày như lò của ông nướng trung bình từ 1,5 đến 2 tấn cá một ngày, trừ các khoản phí thì lò của ông có lãi từ 25 – 30 triều đồng/ tháng. Còn thu nhập của mỗi công nhân nướng cá là từ 170-200 nghìn đồng/ ngày. Nhờ có kinh tế khá giả nên gia đình ông và công nhân có điều kiện cho con cái theo học ở các trường Đại học.
Ông Đặng Văn Công – Chủ tịch UBND xã Diễn Vạn cho biết “ Do điều kiện đánh bắt khó khăn nên nhân dân đã chuyển đổi mô hình và đến nay thì nghề nướng cá ở Diễn Vạn đã trở thành một trong những nghề chính mang lại giá trị kinh tế cao. Trong thời gian sắp tới, thực hiện Nghị quyết đại hội đảng bộ xã khóa XXXI, đảng bộ và chính quyền sẽ quyết tâm xây dựng xong đề án làng nghề nướng cá tập trung. Khi đó nhân dân có điều kiện đầu tư sản xuất và kinh doanh, mang lại giá trị hàng hóa cao”.