Mối tình điên loạn giữa Hoàng đế và vú nuôi già chấn động chốn thâm cung
- 07:51 05-08-2018
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Mẹ mất sớm, tuổi thơ gắn liền với người vú nuôi
Minh Hy Tông là vị Hoàng đế thứ 16 của nhà Minh từ 1620 đến 1627. Minh Hy Tông tên thật là Chu Do Hiệu, là con trai trưởng của Minh Quang Tông.
Năm 1620, Minh Quang Tông lên ngôi Hoàng đế song không may băng hà chỉ sau 29 ngày tại vị. Cái chết của ông gắn liền với nghi án "Hồng hoàn án" và là vị Hoàng đế tại vị ngắn nhất trong lịch sử nhà Minh hay còn gọi là "Hoàng đế một tháng" trong lịch sử Trung Quốc. Sau cái chết của cha, Chu Do Hiệu lên ngôi khi vừa tròn 25 tuổi.
Mẹ mất sớm nên từ nhỏ Chu Do Hiệu đã sống trong sự chăm sóc của vú nuôi. Ảnh minh hoạ. |
Mẹ mất sớm nên từ nhỏ Chu Do Hiệu đã sống trong sự chăm sóc của vú nuôi. Cha ông đã tuyển rất nhiều vú nuôi vào cung để chăm sóc hoàng tử song theo sử sách, Chu Do Hiệu có tật rất “kén” vú nuôi.
Hàng trăm vú nuôi đã được tuyển vào cung nhưng không ai có thể cho Chu Do Hiệu bú được, cho tới khi Khách Thị xuất hiện. Ngay khi được Khách Thị ôm trong tay, Chu Do Hiệu đã ngoan ngoãn nghe lời.
Chu Do Hiệu cứ thế lớn lên trong sự chăm sóc của Khách Thị. Tới năm hoàng tử lên 7 tuổi, theo quy định, vú nuôi sẽ phải rời khỏi cung nhưng điều này lại không được áp dụng đối với cặp nhũ mẫu – con nuôi Khách Thị và Chu Do Hiệu.
Thậm chí khi càng trưởng thành, Chu Do Hiệu càng trở nên quấn quýt với Khách Thị, không thể thiếu rời. Chỉ cần một ngày không gặp vú nuôi, Chu Do Hiệu liền tỏ ra bực dọc khó chịu, cáu giận với bầy tôi tớ xung quanh.
Khách Thị khi vào cung vốn đã có chồng, có con. Sau khi tiến cung làm vú nuôi được 2 năm thì chồng của bà qua đời. Sau đó bà ta thường xuyên xin ra khỏi cung để về nhà thăm người thân, nhưng thực ra là để trốn đi quan hệ tình ái với người đàn ông khác.
Mối tình điên loạn chấn động chốn thâm cung
Tuổi thơ của Chu Do Hiệu gắn liền với hình ảnh của người vú nuôi, hơn nữa Khách Thị lại là một người phụ nữ xinh đẹp mỹ miều nên việc nảy sinh tình cảm giữa hai người cũng không phải chuyện gì quá khó tưởng tượng.
Song tình cảm giữa Chu Do Hiệu và Khách Thị lại không đơn thuần là tình thương như con dành cho mẹ. Thậm chí, các sử gia còn cho rằng, giữa Khách Thị và Thiên Khải hoàng đế chắc chắn có chuyện ân ái chăn gối.
Lịch sử ghi chép lại rằng, mỗi sáng sớm Khách Thị đều tới gian lò sưởi cung Càn Thanh, nơi tẩm cung của Minh Hy Tông để hầu hạ vua cho tới nửa đêm mới về. Minh Hy Tông sau khi lên ngôi cũng dành những ưu ái đặc biệt cho Khách Thị, phong cho bà là Phụng Thánh phu nhân.
Song tình cảm giữa Chu Do Hiệu và Khách Thị lại không đơn thuần là tình thương như con dành cho mẹ. Ảnh minh hoạ. |
Mỗi dịp sinh nhật Khách Thị, Chu Do Hiệu đều đích thân tới chúc phúc. Thân thế là vú nuôi của vua song mỗi ra vào cung, Khách Thị đều được đốt trầm hương tẩy trần và uy nghi trong tiếng hô “Lão tổ thái thái thiên tuế”.
Khách Thị tuy là gái goá chồng song vốn xinh đẹp lẳng lơ nên chưa bao giờ tự coi mình là nhũ mẫu của hoàng đế. Sách xưa chép rằng, Khách thị dù đã hơn 40 tuổi nhưng nhan sắc vẫn đẹp tựa mỹ nhân 28.
Vẻ đẹp của goá phụ Khách thị khi ấy khiến ngay cả các cung tần, mỹ nữ trong cung cũng phải ghen tỵ. Để giữ gìn vẻ đẹp không tuổi và mái tóc đen bồng bềnh như mây, Khách thị luôn dùng nước bọt các cung nữ trẻ để chải tóc.
Chiếm được cảm tình của Hoàng đế nên Khách Thị được thể ghen tuông vô cớ, làm hại vô số các phi tần nhà vua sủng ái. Trong đó, đáng thương và thê thảm nhất phải kể đến là Trương Dụ phi.
Biết Trương Dụ phi có thai với vua và sắp đẻ, Khách Thị ra lệnh không cho bất kỳ ai cấp lương thực cho Trương thị, cũng không cho phép bất cứ ai tới cung giúp Trương Dụ phi đỡ đẻ.
Theo ghi chép trong sử sách, một đêm mưa bão điên cuồng, Trương Dụ phi vì quá đói khát đã phải lê thân trèo lên mái nhà để hứng nước mưa uống cho đỡ khát. Mang trong mình giọt máu của vua nhưng cuối cùng, Trương thị phải qua đời tức tưởi khi cơn đói hành hạ.
Không chỉ Trương Dụ mà còn nhiều hoàng tử và cung nữ được hoàng đế sủng hạnh hoặc mang thai bị Khách thị hãm hại mà chết một cách oan uổng.
Nhưng lòng người khó đoán, dù được vua sủng ái hết mực song Khách Thị không cam lòng làm một nhũ mẫu mà câu kết với thái giám đương triều Ngụy Trung Hiền để khuấy đảo triều đình nhà Minh.
Minh Hy Tông khi đó vì lòng sủng ái mà bỏ qua tất cả những việc làm xấu xa của Khách Thị. Nhưng ông không biết rằng, chính sự tin tưởng một cách ngu muội này đã đẩy vương triều nhà Minh bất an khiến vua tuyệt tự.