Cụ ông đổ sơn đỏ lên ôtô trắng đỗ trước nhà gây tranh cãi
- 13:05 03-08-2018
- In ra
- Đóng cửa sổ này
[presscloud]http://media.nghean24h.vn/video/2018/08/03/C______ng_______s__n_______l__n___t___tr___ng_______tr_____c_nh___g__y_tranh_c__i.mp4[/presscloud]
Clip: Cụ ông đổ sơn đỏ lên ôtô màu trắng đỗ trước nhà (Nguồn: Youtube)
Mới đây, trên mạng xã hội lan truyền clip về 1 cụ già hất đầy sơn đỏ lên một chiếc xe ô tô trắng đỗ dưới lòng đường. Sự việc xảy ra trên đường Tân Phú, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.
Theo hình ảnh từ clip, cụ ông chuẩn bị sẵn 2 chai sơn đỏ, lần lượt dùng những lọ sơn này bôi lên phần đầu xe, gương và kính xe. Sau khi đổ hết cụ ông ném cả vỏ chai lên thân xe và lầm bầm chửi mắng.
Người xem phỏng đoán, có lẽ chiếc khi đã dừng ở đây khá lâu và nhiều lần nên mới khiến cụ ông bực tức và phát sinh hành động này.
Được biết, chiếc xe trên đỗ trước cửa hàng của một nhà sửa chữa ô tô xe máy, nhưng vì đỗ dưới lòng đường, vỉa hè cũng khá rộng nên chủ nhà không có ý kiến gì. Trong khi đó, cụ ông nhà bên cạnh - người trong clip - lại bực tức và có hành động như vậy.
Đoạn clip sau khi được đăng tải đã thu hút sự chú ý, bình luận từ cư dân mạng. Đa phần là không đồng tình với hành động có phần quá tay của cụ ông trong clip kể trên.
Gần đây, nhiều người dân vì bực tức trước những xe ô tô đỗ chắn cửa nhà mình, hoặc đỗ gây cản trở giao thông đã tự ý đổ sơn, bôi bẩn, nhằm mục đích dằn mặt chủ xe. Nguyên nhân chính là do tâm lý người dân cho rằng, vỉa hè trước cửa nhà mình, ngõ đi vào nhà mình là thuộc quyền quản lý, sử dụng của mình.
Thậm chí, ngay cả trong trường hợp, những tuyến phố được phép dừng đỗ xe ô tô, song một số chủ những gia đình có nhà mặt đường cũng tỏ ra khó chịu khi những chiếc xe ô tô đỗ chắn ngay mặt tiền nhà mình, nhất là khi họ đang hoạt động kinh doanh.
Tuy nhiên, người dân không nên tự ý bôi bẩn, viết bẩn lên xe ô tô, vì thực ra, người vi phạm đang dừng đỗ xe sai quy định tại đất công cộng, họ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Nếu tự ý bôi bẩn, vẽ bẩn lên tài sản của họ nhẹ thì bồi thường, nặng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu chủ tài sản có đơn đề nghị khởi tố vụ án hình sự về hành vi làm hư hỏng hoặc hủy hoại tài sản.
Hành vi xịt sơn, đổ chất bẩn hoặc làm hư hại tài sản, gây thiệt hại cho ôtô của người khác có thể bị phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu cơ quan chức năng định giá giá trị tài sản bị hủy hoại dưới 2 triệu đồng, mà không thỏa mãn các dấu hiệu hình sự khác thì chỉ bị xử lý hành chính theo Khoản 2 Điều 15, Nghị định số 167 của Chính phủ. Mức phạt từ 2 triệu đồng - 5 triệu đồng. Trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền định giá giá trị tài sản bị hủy hoại từ 2 triệu đồng trở lên, hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thỏa mãn các dấu hiệu hình sự khác, như: Đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm; đã bị kết án nhưng chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội thì có thể bị xử lý hình sự theo quy định tại Điều 178 Bộ luật hình sự 2015. Theo Điều 178, tội Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản người khác có mức án cao nhất lên đến 20 năm tù và các hình phạt bổ sung về bồi thường dân sự. |