Điện thoại di động của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể bị "bẻ khóa" như thế nào?
- 09:42 10-06-2018
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Điện thoại di động của Tổng thống Donald Trump là mục tiêu bảo mật an ninh ở mức cao |
Theo bài báo của Politico, Tổng thống Mỹ Donald Trump đang sử dụng 2 chiếc điện thoại di động, một chiếc dành cho truy cập vào Twitter và lướt qua một số hãng tin, chiếc còn lại dành để gọi và nghe. Cả hai chiếc điện thoại này được kiểm tra và thay thế định kỳ, mặc dù không rõ hạn sử dụng chính xác của chúng là bao lâu. Tuy nhiên, thông tin mới nhất cho thấy, đã 5 tháng liền điện thoại của Tổng thống Donald Trump chưa được nhân viên an ninh xem xét, so với các thiết bị di động của cựu Tổng thống Barack Obama cứ 30 ngày lại kiểm tra một lần.
Trong số hai thiết bị này, chiếc điện thoại được ông Donald Trump chuyên sử dụng vào mạng xã hội Twitter và xem tin tức dễ trở thành mục tiêu của tin tặc hơn cả. Hầu hết các máy điện thoại chạy trên hệ điều hành iOS đều sử dụng trình duyệt web Safari nhưng Safari bị đánh giá là dễ bị tấn công.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đang sử dụng 2 chiếc điện thoại di động, một chiếc dành cho truy cập vào Twitter và lướt web, chiếc còn lại dành để gọi - nghe, cả 2 được kiểm tra và thay thế định kỳ. Thông tin mới nhất cho thấy, đã 5 tháng liền điện thoại của ông Donald Trump chưa được nhân viên an ninh xem xét, so với các thiết bị di động của cựu Tổng thống Barack Obama cứ 30 ngày lại kiểm tra một lần. |
Ngoài việc tạo ra đường link giả mạo, tin tặc ở cấp độ cao hơn có thể tạo ra một liên kết mà Tổng thống Donald Trump không thể cưỡng lại việc phải nhấn vào đó. Nhiều năm qua, người sử dụng điện thoại trên thế giới luôn bị “bẫy” bởi nhấn vào những đường link gắn mã độc. Với người được đánh giá là nóng tính và không hay xem xét kỹ từng chi tiết nhỏ như Tổng thống Donald Trump thì việc dính phải các đường dẫn rủi ro là hoàn toàn có thể xảy ra.
Một rủi ro khác không thể bỏ qua đó là từ đội ngũ nhân viên đôi khi truy cập vào mạng xã hội Twitter trên danh nghĩa của Tổng thống. Những người này được cho là mục tiêu rất hấp dẫn đối với tin tặc bởi bất kỳ sơ sảy nhỏ nào của họ cũng được coi là cơ hội có giá trị như: bấm vào một liên kết tiềm ẩn nguy hiểm qua điện thoại hay máy tính, chẳng may làm mất điện thoại trong chuyến công tác hay đơn giản là để lộ mật khẩu…
Với chiếc điện thoại chỉ có chức năng nghe gọi, khả năng tấn công sẽ khó khăn hơn là điện thoại di động có lướt web, nhưng điều này vẫn có thể xảy ra. Tất nhiên, tin tặc sẽ cần phải biết số điện thoại của ông Trump nhưng lỗ hổng sẽ tập trung vào mục tin nhắn. Người Mỹ đã có nghiên cứu đối với công chúng về những cách thức mà tin tặc có thể chiếm được quyền kiểm soát một chiếc điện thoại thông minh bằng cách gửi tin nhắn SMS, trong đó có cả những thư không hề xuất hiện trong hộp thư đến của điện thoại. Những chương trình gián điệp đẳng cấp thế giới chắc chắn có khả năng này.
Bên cạnh đó, một khi đã xâm nhập được điện thoại, những kẻ tấn công sẽ phải tìm cách trích xuất các dữ liệu bị đánh cắp. Nhưng so với điện thoại chuyên vào mạng, điện thoại dùng để nghe gọi của Tổng thống Donald Trump có chế độ giám sát mạng chặt chẽ hơn, bất kỳ lưu lượng chuyển đổi đáng ngờ nào sẽ nhanh chóng được xác định. Bởi vậy, “bẻ khóa” điện thoại của Tổng thống Mỹ dù bằng cách nào cũng tốn kém và nguy hiểm nhưng mục tiêu chinh phục thì rất đáng giá.
Có thể nói, Tổng thống Donald Trump không phải là người đầu tiên vì sự tiện lợi mà lơ là yếu tố an ninh. Một ví dụ điển hình là cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton, bà từng sử dụng một máy chủ riêng để gửi thư điện tử, cũng giống như một số nhân vật nổi tiếng khác vẫn làm mỗi ngày. Đó là vì hầu hết các trường hợp này, mức độ rủi ro không cao. Trước đây, ông Obama từng thừa nhận sử dụng điện thoại có độ bảo mật cao “không có cảm giác vui” nhưng ông vẫn chấp nhận. Nhưng ông Trump lại khác, giờ đây có vẻ như sở thích của cá nhân lấn át cả việc bảo vệ bí mật của chính ông cũng như của nước Mỹ.