Nghệ An 24h

http://nghean24h.vn


Bầu Đức có gì thua ông Trần Mạnh Hùng, sao bị đá?

Sau những gì đang diễn ra ở bóng đá Việt Nam, nhiều người hâm mộ chắc chắn nhớ đến bầu Đức, một người phải chia tay VFF vì không có bằng cử nhân Đại học.

Nói không với cái xấu

Với một quan điểm rõ ràng khi ngồi vào ngôi nhà VFF, bầu Đức là người thường xuyên có những tiếng phản biện để nói lên cái xấu, cái không đúng của bóng đá Việt Nam.

Bầu Đức từng thẳng thắn khuyên ông Nguyễn Văn Mùi nên nghỉ làm Trưởng ban trọng tài VFF. Ông chủ CLB HAGL cũng đứng dậy phản biện chuyện bằng cử nhân ở Hội nghị Ban chấp hành vào ngày 16/3.

 Bầu Đức là người nói thẳng như “ruột ngựa”.

Hơn hết, bầu Đức đấu tranh trong chuyện 1 người ngồi nhiều ghế của bóng đá Việt Nam. Lúc đó, bầu Đức quan điểm rằng: “Xấu thì phải chấp nhận khui cái xấu để tốt hơn. Không nên che đậy. Tôi lúc nào cũng phải rõ ràng chuyện đó. Tôi không chê, nhưng sẵn sàng chấp nhận xấu lần này để lâu dài tốt hơn.

Nếu lần này tôi không nói tức đồng lõa trong đám bậy bạ. Sau này nếu có tổ chức nào xếp hạng VFF là mafia, hóa ra tôi cũng là mafia à? Không, tôi đứng ngoài cuộc!”.

Rất nhiều câu chuyện khác được bầu Đức dũng cảm nêu thẳng vào vấn đề, không bao che, không lấp liếm theo kiểu “bịt mắt” dư luận.

Không có bằng cử nhân nhưng làm bóng đá vì cái tâm

“Tôi không đấu tranh chẳng vì gì cả, mà là vì bản thân tôi và CLB đã xây dựng 20 năm nay rồi. Mỗi năm bỏ ra 50-60 tỉ cho các tuyến bóng đá tôi không chấp nhận người ngoại đạo vào thao túng”, bầu Đức từng nói về chuyện làm bóng đá trong vòng 2 thập kỷ qua.

Mỗi năm bỏ ra 50-60 tỷ đồng, tức bầu Đức lúc này đã tốn cả nghìn tỷ để làm bóng đá. Một con số có thể nói là rất lớn. Cũng nhờ vậy, bóng đá Việt Nam mới có học viên bóng đá đầu tiên, có viên gạch đầu tiên trong đào tạo trẻ, có lứa cầu thủ giỏi và có đạo đức tốt.

Theo nhiều chuyên gia đánh giá, bầu Đức là mở đường cho công tác đào tạo trẻ. Sự thành công của U23 Việt Nam phải ghi nhận sự đóng góp lớn lao của ông Đức, dù tiếc rằng ngày vinh danh không ai nhắc đến ông bầu CLB HAGL.

 Bầu Đức cố hiến rất nhiều cho bóng đá Việt Nam.

Ngoài ra, ông Park Hang Seo cũng được bầu Đức bỏ công mời về. Bầu Đức cũng móc tiền túi trả 2 năm lương cho ông thầy Hàn Quốc.

Trước đó, một quan chức bóng đá Việt Nam cũng cho biết bầu Đức từng lo chi phí cho thầy trò HLV Calisto. Đây là năm mà ĐTVN giành AFF Cup 2008.

Tóm lại, bầu Đức có rất nhiều đóng góp cho bóng đá Việt Nam trong gần 20 năm qua. Thế nên, ông Đức không có bằng Đại học thì hàng triệu người hâm mộ vẫn yêu mến, góp công lớn lao cho bóng đá nước nhà.

Dám nói thẳng nên bị đá?

Câu chuyện bóng đá Việt Nam đang xấu hổ vì rò rỉ băng ghi âm gần 7 phút với chuyện ông phó chủ tịch VPF văng tục, đòi đánh phó ban trọng tài VFF khiến cho người hâm mộ càng nhớ lại lời của bầu Đức.

Hồi đầu năm nay, bầu Đức đấu tranh đến cùng với bầu Tú từng lo ngại mafia thao túng bóng đá. Bầu Đức cũng có những tiếng nói phản biện thật gắt gao, đến mức một số ý kiến cảm thấy không hài lòng vì ông Đức nói như “tát nước vào mặt”.

Dẫu vậy, phông văn hóa cuộc họp của bóng đá Việt Nam ở ngày 15/5 cho thấy rằng, những gì bầu Đức lên tiếng thực sự chính xác. Bởi không phản biện mạnh mẽ thì không thể lay chuyển được một số người tham quyền cố vị.

Ví dụ bầu Tú từng hứa sẽ bỏ ghế Tổng giám đốc VPF nhưng đến giờ vẫn ôm chặt cả 3 ghế này, hay Trưởng ban trọng tài VFF - Nguyễn Văn Mùi không còn được phân công trọng tài vẫn giữ ghế đến Đại hội VIII của VFF.

 Bầu Đức thà bỏ bóng đá để đấu với bầu Tú.

Người duy nhất dám nói dám làm là bầu Đức với lá đơn xin nghỉ phó chủ tịch VFF. Tuy nhiên, Ban chấp hành VFF không cho và bầu Đức phải ngồi lại để chờ đến Đại hội để chính thức rút lui. Cũng nhờ vậy, bóng đá Việt Nam mới có HLV Park Hang Seo. Bản thân bầu Đức cũng chắc chắn nghỉ VFF khi không tham gia ứng cử.

Chỉ tiếc nuối rằng, bầu Đức nghỉ VFF không được trọn vẹn. Ông từng nói: “Tôi không ngờ cuối nhiệm kỳ lại phức tạp cỡ đó. Nhiều tiểu xảo không hiểu được. Nhưng tôi không bao giờ hối hận những gì đã nói. Tôi chỉ làm vì bóng đá và không hại ai cả. Nhưng họ muốn cướp công tôi và muốn dựa vào tuyên bố trước đây muốn rút khỏi bóng đá của tôi để loại tôi ra. Họ sợ nếu danh sách vẫn còn tên tôi thì nhiều đại biểu sẽ bầu cho tôi và anh Tú sẽ mất ghế nên chơi trò bẩn.

Thậm chí họ còn sử dụng một số tay chân tung tin nói HAGL có đóng góp gì nhiều cho U.23 đâu mà kể công. Xin thưa HAGL không đóng góp gì nhiều chỉ có đóng góp 9 cầu thủ, sau vì chấn thương (Minh Vương, Tuấn Anh, A Hoàng) thì còn 6. Đích thân tôi đi Hàn Quốc 3 lần nhẫn nhục cúi đầu để đàm phán cho được ông Park Hang-seo. Đâu phải sang đó ta đây vỗ ngực xưng tên? Tôi móc tiền túi trả toàn bộ 2 năm lương cho ông Park.

Như vậy tôi và HAGL đóng góp bao nhiêu phần trăm trong thành công của U.23 Việt Nam? Ấy vậy mà người ta phũ phàng gạt tôi ra. Ai cũng biết chuyện đó, VFF có dám nhắc không? Có phải là chuyện cướp công không?”.

 Đoạn cuối của bầu Đức là nỗi đau vì tiêu chí bằng cử nhân.

Sở dĩ nhắc nhiều đến bầu Đức là vì VFF đang bị đáng giá xuống cấp, xuống từ trong ra ngoài, còn VPF bây giờ phải đau đầu với ông phó chủ tịch hành xử theo kiểu dân anh chị với phó ban trọng tài ngay tại cuộc họp ở trụ sở Liên đoàn bóng đá Việt Nam. Rõ ràng, bóng đá Việt Nam đang thiếu những tiếng nói phản biện như bầu Đức để “loại” những người không tầm ra khỏi VFF, VPF.

Một câu hỏi đặt ra: Tại sao bóng đá Việt Nam không có đất diễn cho những người tài, có tâm có tầm như bầu Đức, lại tạo cơ hội cho một ông phó chủ tịch hành xử vô văn hóa ngồi làm chức sắc bóng đá?

Một điều thật sự đáng để dư luận và người hâm mộ suy ngẫm. Phải chăng bóng đá Việt Nam thích nhân tài kiểu như ông Hùng, còn những người nói thẳng như bầu Đức phải bị… loại.

 

Ông Trần Mạnh Hùng được bảo vệ?

Trên một tờ báo mới đây, bất ngờ là bầu Tú không nhận xét gì về chuyện ông Trần Mạnh Hùng dọa xử phó ban trọng tài, chửi thề, văng tục nhưng khen hết lời. Ông Tú không nói gì đến cái xấu của cấp dưới, chỉ nhận xét ông Hùng là người có năng lực, cực kỳ trách nhiệm, cách làm rất thẳng.

Câu trả lời của bầu Tú chắc chắn khiến cho người hâm mộ và dư luận vô cùng thất vọng, ít nhất là không dám nhìn vào cái sai của cấp dưới để nói thẳng.

Một ông phó chủ tịch VPF đòi cho đàn em xử đồng nghiệp, suýt đánh nhau ở cuộc họp, văng tục, mắng người khác là “bố thằng chó này”, không phê bình lại đi nêu toàn chuyện hay ho mà dư luận không nhìn thấy. Phải chăng ông Tú muốn bảo vệ cho ông Hùng?