Bí ẩn cái chết không đầu của Hoàng đế Ung Chính
- 14:11 16-05-2018
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Ung Chính Đế, tên húy là Dận Chân, là vị hoàng đế thứ năm của đế quốc Đại Thanh (Trung Quốc) sau Khang Hy Đế, trị vì từ năm 1722 đến 1735. Ông là một vị hoàng đế siêng năng, cần kiệm và chống tham nhũng quyết liệt. Tuy nhiên, việc Ung Chính thống trị bằng “bàn tay sắt” khiến hình tượng trong dân gian của ông không được tốt. Sự phản cảm của nhân dân đối với ông còn được thể hiện qua lời đồn rằng ông bị một thích khách đâm chết và bị cắt lấy thủ cấp.
Hoàng đế Ung Chính. Ảnh: Baidu |
Theo sử sách ghi chép, tháng 8 năm Ung Chính thứ 13 (1735), ông sinh sống tại Di Hòa viên. Lúc đó Ung Chính Đế 58 tuổi, sức khỏe ông vẫn chưa có dấu hiệu suy sụp. Minh chứng là các quan trong triều vẫn thấy ông dạo chơi trong vườn Viên Minh và cùng các đại thần bàn việc triều chính. Tuy nhiên chỉ ngay ngày hôm sau, ông đổ bệnh. Buổi tối ngày hôm đó, ông lập tức tuyên chỉ truyền ngôi cho Càn Long và băng hà vào sáng hôm sau trong tình trạng “thất khổng lưu huyết” - mắt, mũi, miệng, tai, hậu môn đều xuất huyết.
Liên quan đến sự ra đi đột ngột của Ung Chính Đế, các viên chức nhà Thanh lúc bấy giờ chỉ ghi chép một cách rất sơ sài và không giải thích rõ nguyên nhân vì sao mọi việc lại diễn ra nhanh chóng như vậy. Chính điều này dẫn đến việc dân gian truyền tai nhau rất nhiều biến thể về cái chết của Ung Chính.
Những lời đồn đại
Một nguyên nhân được đồn đại nhiều nhất đó là về người phụ nữ tên Lã Tứ Nương, con gái của Lã Lưu Lang, người mà cả gia đình đã bị xử tử trong vụ án văn chương nổi tiếng chống lại nhà Thanh. Để trả thù, Lữ Tứ Nương còn lấy thủ cấp của vua. Do đó, vào thời điểm chôn cất, Ung Chính Đế phải mang một cái đầu giả bằng vàng.
Cũng có những tin đồn gây sốc hơn đó là Tào Tuyết Cần, tác giả bộ tiểu thuyết kinh điển Hầu Lâu Mộng, khi đó cùng với phi tần của Ung Chính - hình tượng của nhân vật Lâm Đại Ngọc - có mối tình yêu đương sâu đậm. Sau khi người yêu trở thành phi tần của Ung Chính, Tào Tuyết Cần vì thương nhớ khôn siết, nên trà trộn vào cung và âm mưu đầu độc vua. Tuy vậy, đây chỉ là lời đồn đoán của dân gian, không đáng tin cậy.
Cái chết của Ung Chính được cho là có liên quan đến Đạo giáo, mà nhất là do đan dược. Ảnh: Baidu |
Trong những năm gần đây, các nhà sử học tiến hành nghiên cứu tỉ mỉ về các tài liệu lưu trữ trong cung điện nhà Thanh và ngày càng có nhiều người tin rằng, khả năng Ung Chính Đế bị ngộ độc là rất lớn. Trong suốt cuộc đời, Ung Chính vẫn luôn đặt niềm tin vào Giả thuật kim - phương pháp luyện đan để có thể trường sinh bất tử.
Từ năm Ung Chính thứ 4 (1726), Ung Chính thường uống một loại đan dược có tên là “Ký tế đan” và cảm thấy rất công hiệu, khỏe mạnh, sáng suốt, sinh lực bền bỉ. Đan dược này được luyện từ các nguyên liệu như chì, lưu huỳnh, thủy ngân và các khoáng chất tự nhiên khác, vì theo truyền thuyết, việc ăn loại thuốc này có thể giúp ông trường sinh. Tuy vậy, ông hề biết rằng những chất trên gây hại nghiêm trọng cho não cũng như các cơ quan nội tạng.
Các nhà sử học cũng phát hiện thêm rằng, Ung Chính Đế dùng loại đan dược này trong một thời gian khá dài, khiến các thành phần độc hại ngấm sâu vào cơ thể. Cuối cùng khiến ông phải nhận cái chết tức tưởi. Sau khi băng hà, các đạo sĩ Giả thuật kim cũng khuyên thi thể của nhà vua nên được chặt bỏ thủ cấp vì những người uống đan được đều tuân theo quy tắc này.
Bên cạnh đó, một ghi chép đáng chú ý là sau cái chết của Tiên đế, vua Càn Long lập tức cho đuổi tất cả các tu sĩ Đạo giáo và người luyện Giả thuật kim ra khỏi cung. Nhiều người cho rằng, nếu không phải họ gây rắc rối, vua Càn Long cũng không tức giận tới vậy.
Càn Long đưa linh cữu Ung Chính vào khu Tây Thanh Mộ 120 km về phía tây nam thành Bắc Kinh, táng ở Thái Lăng. Ảnh: Baidu |
Tác giả: Ngọc Bích
Nguồn tin: saostar.vn