Đại gia sáng lập công ty tiền ảo chơi xe khét tiếng
- 10:29 13-04-2018
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Đại gia đó là Vũ Hữu Lợi quê ở xã Tứ Quận, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.
Ông Lợi được biết tới là doanh nhân chơi xe "khét" tiếng ở Việt Nam với dàn siêu xe và xe sang lên đến 80 tỷ đồng và nhiều món đồ hàng hiệu độc.
Đại gia Lợi được nhắc đến khi là một trong những người sáng lập Công ty cổ phần Modern Tech-công ty bị tố cáo chiếm đoạt hơn 15 nghìn tỷ đồng từ tiền ảo.
Được biết, giữa năm 2011, vị đại gia Tuyên Quang này mua chiếc Lamborghini Mucielago LP640, loại mui trần đời 2010.
Siêu xe Lamborghini mui trần đình đám có giá mua khoảng 1 triệu đô la mang biển NG.
Đại gia mua chiếc Lamborghini Mucielago LP640, loại mui trần đời 2010. |
Năm 2007, đại gia Vũ Hữu Lợi trở về quê hương Tuyên Quang với chiếc Mercedes đầu tiên với giá 5 tỷ đồng, khiến người dân phố núi nơi anh sinh sống không khỏi sửng sốt.
Không chỉ được nhắc đến là đại gia sở hữu bộ sưu tập siêu xe, xe hạng sang, Vũ Hữu Lợi còn được nhắc đến là đại gia sở hữu nhiều món đồ hàng hiệu độc, đắt như dàn loa đài có giá 21 tỷ đồng, chiếc kính mang nhãn hiệu Bentley có giá 4 tỷ đồng và mua được nhà, biệt thự khắp cả nước với số tiền hàng trăm tỷ.
Bên cạnh đó Vũ Hữu lợi còn sở hữu dàn âm thanh, kính mắt đắt nhất Việt Nam; mua được nhà, biệt thự khắp cả nước với số tiền hàng trăm tỷ; cùng bộ sưu tập “chân dài” trong và ngoài nước và sở thích làm từ thiện khiến mọi người đều ngưỡng mộ. Tuy nhiên, tất cả nhà cửa, xe cộ… đều là trên ảnh.
Theo thông tin của một số người dân nơi ông sinh ra, khi ông Lợi cưỡi siêu xe Lamborghini có giá trên chục tỷ về, người dân phố núi nơi anh sinh sống không khỏi sthích thú. Tuy nhiên, gần hai tháng đem xe về nhà, Lợi chỉ đắp chiếu một chỗ, thỉnh thoảng mới cho xe nổ một lúc, hoặc lái ra đường khoảng vài cây số cho bà con chiêm ngưỡng rồi về.
“Chắc là nó thuê chiếc xe này đem về để thể hiện với dân làng”, ông N. V. T, hàng xóm của gia đình Vũ Hữu Lợi chia sẻ.
Đại gia Tuyên Quang tiếp tục bổ sung thêm bộ sưu tập siêu xe của mình bằng chiếc Audi Q7 hạng sang. |
Thông tin cho rằng ông Lợi xây cho bố mẹ ngôi nhà 4 tầng trên mảnh đất 500m2 với giá khoảng 60 tỷ, tuy nhiên thực tế không phải vậy, đó chỉ là ngôi nhà nhỏ, phủ đầy rêu mốc và bình thường như bao ngôi nhà xung quanh khác.
Nội thất trong phòng khách của gia đình có thể được nhận xét là khang trang nhưng nói là siêu đắt thì không thể.
Hỏi về việc có biết hiện thông tin giờ Lợi sở hữu nhiều ngôi nhà, biệt thự, siêu xe và thú chơi cây cảnh, công nghệ “triệu đô”, làm từ thiện không tiếc tay, người thân ông Lợi cho biết:
“Nói thật chứ thấy họ bảo nó có nhà ở TP Tuyên Quang, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh… nhưng gia đình tôi có ai được nhìn thấy đâu. Còn xe thì cũng chỉ nghe nói thôi…”.
Trở lại với nội dung vụ việc công ty tiền ảo mà ông Lợi là một trong những người đứng tên sáng lập, theo lời tố cáo từ người dân, Công ty Modern Tech được sáng lập bởi 7 người mang quốc tịch Việt Nam.
Tuy nhiên, đi bất cứ đâu họ đều giới thiệu tập đoàn Ifan đến từ Singapore, Pincoin đến từ Ấn Độ với 2 mục đích là tạo uy tín với các nhà đầu tư.
Mấy tháng qua, Công ty Modern Tech đã tổ chức nhiều sự kiện tại Hà Nội và TP. HCM để huy động vốn, kêu gọi nhà đầu tư mua tiền ảo Ifan kèm theo lời cam kết sẽ chia sẻ lợi nhuận 48%/tháng, thời gian hoàn vốn tối đa 4 tháng. Nếu lôi kéo thêm nhà đầu tư mới, sẽ được hưởng thêm 8% số tiền từ người mới tham gia.
Mặc dù, hứa hẹn chi trả phần trăm nhưng sau khi thu được số tiền lớn Ifan tuyên bố quy đổi hình thức trả thưởng bằng cách quy đổi qua các đồng tiền số.
Ifan quy định giá công bố 5USD trên một đồng tiền số. Tuy nhiên giá thực tế của đồng tiền số này trên thị trường chỉ là 0,01 USD/một đồng.
Theo tố cáo, Ifan dỗ hơn 32 nghìn nạn nhân khác cùng tham gia và huy động được hơn 15 nghìn tỷ đồng tiền vốn. Điều đáng nói, tất cả các chủ đầu tư sau đó không hề được nhận bất cứ lợi nhuận thực tế nào. Hàng ngàn người vì đó lâm vào cảnh tán gia bại sản khi đầu tư hàng tỷ đồng vào Ifan.
Ngày 8/4 vừa qua, hàng trăm người đã kéo trụ sở Công ty cổ phần Modern Tech mang theo băng rôn, khẩu ngữ và hình ảnh nhằm tố cáo bị công ty chiếm đoạt lừa đảo "hơn 15 nghìn tỷ đồng" từ tiền ảo.
Ngày 11/4, Phó chủ tịch thường trực UBND TP.HCM Lê Thanh Liêm đã có công văn khẩn giao Công an TP kiểm tra, xác minh đường dây tiền ảo đa cấp liên quan Công ty CP Modern Tech.
Trong văn bản, ông Liêm khẳng định các loại tiền ảo không phải tiền tệ, không là phương tiện thanh toán hợp pháp tại VN, đồng thời yêu cầu các cơ quan chức năng xử lý nghiêm vi phạm và hạn chế tối đa rủi ro xảy ra với người dân, doanh nghiệp.
Cũng trong ngày 11/4, tại buổi họp báo tổ chức ở trụ sở Công ty CP Đầu tư và phát triển Mạng lưới hữu nghị - FNC (Q.10, TP.HCM), ông Diệp Khắc Cường, chủ tịch HĐQT Công ty FNC và là người bị tố cáo đã cầm đầu nhóm Ifan lừa 15.000 tỉ đồng, lên tiếng phủ nhận việc liên quan đến nhóm sáng lập Ifan và cho rằng mình đã bị lợi dụng tên tuổi nhằm trục lợi.