Lễ hội Đền Chín Gian: Một nét văn hóa đa sắc màu đậm đà bản sắc cộng đồng người Thái
- 15:21 31-03-2018
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Đền Chín Gian nằm tọa lạc trên đỉnh núi Vàng thuộc bản Khoẳng, xã Châu Kim. Đây được xem là một trong những ngôi Đền hết sức linh thiêng, bới vậy không chỉ có cộng đồng người dân tộc Thái, mà mỗi dịp lễ đến người dân khắp nơi đều đổ về nơi đây rất đông. Vừa là để vui lễ, chơi hội, chiêm ngưỡng những sản vật núi rừng và cũng là để cầu xin cho cuộc sống gia đình bình an, sung túc.
Ngôi đền linh thiêng này có chín gian được phân cách rõ rệt nên đồng bào gọi là Tến Cau - Hoong (tức đền Chín Gian), mỗi gian tượng trưng cho một Mường.
Truyền thuyết kể lại rằng, vào một năm nọ, người dân nơi đây mở hội tế trời, tới phần hành lễ hiến trâu dâng trời đất thì bỗng gió nổi lên, mây chuyển màu ùn ùn kéo tới, trên bầu trời xuất hiện một con rồng.
Trước ngôi nhà sàn Chín Gian cũng là nơi thời phụng hết sức linh thiêng của cộng đồng người thái, có 9 con trâu cả đen cả bạc thể hiện sản vật phần lễ tế các vị thần, trời đất. |
Trong phút chốc, con rồng lao vụt xuống rồi bớt chợt cuốn đi con trâu trắng của mường Tôn dâng lễ. Thấy điềm lạ, Tạo Mường liền cho giết con trâu khác làm lễ, khấn xin tổ tiên để chuyển dời đền đi nơi khác.
Sau lễ hiến trâu, người ta lại thấy xuất hiện một con quạ lớn, trên cổ có một khoang trắng lạ, con quạ sà xuống nơi tế lễ, quắp một chiếc xương rồi lao vút lên cao, sau thả chiếc xương xuống một ngọn đồi nhỏ phía Nam Mường Tôn là núi vàng.
Những mâm cơm cúng lễ được bài trí hết sức cẩn thận và không thể thiếu đi chum rượu cần |
Trước những điểm lạ, cuối thế kỷ XVIII, đền được người dân chuyển đến ngọn núi nơi con quạ thả chiếc xương Trâu. Và cái tên đền Hiến Trâu nay thuộc bản Piếng Chào, xã Châu Kim dường như cũng ra đời từ đó.
Khi xây đền, người dân đã làm ngôi nhà sàn với chin gian, phần khung nhà các vật liệu chủ yếu từ cây rừng, phần mái được lợp bằng nứa. Trong ngôi đền người ta bố trí ban thờ Thờ trời, thờ con gái trời và thờ Tạo Ló Ỳ - một người được xem là có công lớn trong việc xây dựng nên bản mường.
Khai hội Đền Chín Gian với nhiều tiết mục văn nghệ mang đậm bản sắc cộng đồng người Thái |
Theo các sử liệu và những câu chuyện lưu truyền thì Đền Chín Gian đã có gần 700 năm, gắn liền với quá trình khai phá của cộng đồng dân cư người Thái để lập thành 9 mường, gồm: Mường Tôn, Mường Quáng, Mường Chừn, Mường Pắn, Mường Puộc, Mường Ha Quèn, Mường Miểng, Mường Chón, Mường Chòng.
Trải qua năm tháng, cứ ba năm một lần vào tháng 8 âm lịch, lễ hội đền được tổ chức hết sức quy mô. Là dịp mà người dân 9 bản, 10 mường của vùng Phủ Quỳ lại hành hương về đây để tham gia mở hội tế trời, tạ ơn trời phật, tổ tiên và cầu cho cuộc sống được ấm no, bình an. Không chỉ riêng cộng đồng người Thái, mà những du khách thập phương cũng hết sức tín ngôi đền linh thiêng này.
Người Thái vùng núi Phủ Quỳ phía Tây Nghệ An hành hương rất đông về ngôi đền để tham gia lễ tế trời và vui hội, cầu may, cầu sức khỏe cho gia đình |
Tháng 3 năm 2017, lễ hội này đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Năm nay, huyện Quế Phong tổ chức lễ hội này kéo dài trong ba ngày, từ ngày 30, 31/3 đến ngày 1/4. Cũng là nhằm vào dịp huyện Quế Phong tổ chức kỷ niệm tròn 55 năm ngày thành lập.
Những ngôi nhà sàn đặc sắc văn hóa sinh hoạt người Thái được dựng lên hết sức công phu, truyền thống để du khách có thể chiêm ngưỡng, hiểu rõ hơn về sinh hoạt của người Thái |
Đến với lễ hội này, ngoài được chứng kiến phần lễ đặc sắc trong tế trời, giết trâu, những mâm cơm là sản vật từ núi rừng được chuẩn bị chu đáo để dâng lên trời phật, tổ tiên. Người dân còn được tham gia các trò chơi dân gian đặc sắc của đồng bào người Thái, tham quan những ngôi nhà sàn và có thể mua được các sản vật như vải thổ cẩm, các loại cây hoa rừng, sản vật rừng…
Không chỉ người dân địa phương mà cả nhiều du khách thập phương cũng hết sức thích thú với những sản phẩm do người Thái làm ra, từ vải đến các đồ gia dụng hết sức tinh tế, đẹp mắt |
Lễ hội Đền Chín Gian có nhiều phần gồm: Lễ khai quang, lễ yết cáo (lễ khẩy quan), lễ tắm trâu và lễ rước (Ạp Quái và ton Đăm-ton Thẻn), lễ hiến trâu (lễ nạp quái), lễ chém trâu (Lễ phắn quái), lễ đại tế (Lễ xớ Thẻ, xớ Đăm), lễ khai mạc và lễ tạ (Lễ chả ơn - Thào quan). Những năm gần đây, nghi lễ chém trâu vẫn được duy trì, nhưng chém trâu chỉ mang tính chất tượng trưng.
Lễ hội này cũng là dịp để nhiều nam nữ người Thái giao lưu, gặp gỡ và nên duyên chồng vợ |