Vì sao Mỹ khoe sức mạnh ở Biển Đen?
- 08:37 21-02-2018
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Trên đây là thông tin một quan chức quân sự Mỹ nói với CNN.
Tàu khu trục USS Ross của Hải quân Mỹ hồi tháng 7/2014 ở Địa Trung Hải. (Ảnh: Hải quân Mỹ) |
Biển Đen đã trở thành khu vực chất chứa căng thẳng từ khi Nga tăng cường sức mạnh quân sự ở đây, tiếp sau việc Moscow sáp nhập Crưm ở miền đông Ukraina năm 2014.
CNN dẫn một thông cáo của Hạm đội 6 Hải quân Mỹ cho biết, thứ Bảy tuần trước (17/2), USS Carney - tàu khu trục lớp Arleigh Burke có tên lửa dẫn đường – đã tham gia cùng tàu USS Ross ở Biển Đen để "thực hiện các hoạt động an ninh hàng hải". Đây là lần đầu tiên hai tàu chiến của Hải quân Mỹ cùng có mặt ở Biển Đen kể từ tháng 7/2017.
Phó Đô đốc Hải quân Mỹ Christopher Grady, Tư lệnh Hạm đội 6, khẳng định: "Quyết định của chúng tôi cho hai tàu cùng hoạt động ở Biển Đen là chủ động, chứ không phải phản ứng. Chúng tôi hoạt động với nhịp độ và thời gian tự chọn ở vùng quan trọng chiến lược này".
Ông Grady nhấn mạnh thêm: "Sự hiện diện liên tục của Hải quân Mỹ ở Biển Đen thể hiện cam kết lâu dài của chúng tôi đối với sự ổn định khu vực, an ninh hàng hải của các đối tác tại Biển Đen và sự phòng thủ tập thể của các đồng minh NATO".
Ngày 18/2, Moscow cũng thông báo về sự triển khai của hải quân nước này trong khu vực. Bộ Quốc phòng Nga ra thông báo cho biết tàu Đô đốc Essen và hai tàu tuần tra của nước này đã tiến vào Biển Đen để thực hiện một chuỗi cuộc tập trận.
Một quan chức quân sự Mỹ nói với hãng tin CNN rằng, quyết định triển khai cả tàu Carney và Ross tới Biển Đen nằm trong nỗ lực làm cho Nga "bớt nhạy cảm về sự hiện diện của các lực lượng quân sự Mỹ ở Biển Đen" - vùng biển nằm giữa Đông Âu, Caucasus và Tây Á.